Luyện tập Đo nhiệt độ KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Lưu ý khi dùng nhiệt kế thủy ngân

    Đâu là điều cần lưu ý khi dùng nhiệt kế thủy ngân?

    Hướng dẫn:

    Lưu ý khi dùng nhiệt kế thủy ngân:

    - Cẩn thận khi vẩy nhiệt kế tránh va chạm với các vật khác.

    - Khi đọc kết quả tránh cầm vào bầu nhiệt kế.

    - Cặp nhiệt độ xong cần đọc kết quả ngay.

    - Thủy ngân là chất độc dễ bay hơi. Nếu không may bị vỡ nhiệt kế, đừng sờ vào thủy ngân hoặc các mảnh thủy tinh, cần báo ngay cho người lớn, giáo viên hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm (nếu đang thí nghiệm)

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định kết quả đo đúng

    Người ta đo nhiệt độ của một cốc nước là 42oC. Trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai, kết quả đo nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    t(oF) = (t(oC) × 1,8) + 32 = 42×1,8 + 32 = 107,6oF

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhiệt kế thuỷ ngân

    Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để

    Hướng dẫn:

    Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính nhiệt độ Kelvin tương ứng

    Bảng tin dự báo thời tiết, nhiệt độ tại thành phố Hồ Chí Minh từ 22oC đến 30oC. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin? 

    Hướng dẫn:

    26oC tương ứng: 22 + 273 = 295 K.

    35oC tương ứng: 30 + 273 = 303 K.

  • Câu 5: Nhận biết
    Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ

    Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?

    Hướng dẫn:

    Người ta sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dụng cụ đo nhiệt độ phòng học

    Muốn đo nhiệt độ phòng học lớp em thì cần sử dụng loại nhiệt kế nào?

    Hướng dẫn:

     Khi đo nhiệt độ không khí xung quanh và nhiệt độ nước nói chung thường dùng nhiệt kế rượu. 

  • Câu 7: Nhận biết
    Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày

    Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ Celsius, kí hiệu là oC

  • Câu 8: Nhận biết
    Hiện tượng dùng làm cơ sở để chế tạo dụng cụ đo nhiệt độ

    Hiện tượng nào sau đây được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Đổi đơn vị đo nhiệt độ

    Đổi đơn vị đo: 203oF = …….oC.

    Hướng dẫn:

    Ta co:

    203^{\circ} \mathrm F=\frac{203-32}{1,8} =95^{\circ} \mathrm C

  • Câu 10: Thông hiểu
    Cách đổi nhiệt độ đúng

    Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen-xi-út sang nhiệt giai Ken-vin nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen-xi-út sang nhiệt giai Ken-vin là

    toC = (t + 273)oK

  • Câu 11: Thông hiểu
    Sắp xếp các bước sử dụng nhiệt kế thủy ngân theo thứ tự đúng

    Sắp xếp các bước sau cho đúng thứ tự sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.

    (1) Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

    (2) Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

    (3) Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt hết xuống bầu.

    (4) Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

    Hướng dẫn:

     Các bước theo thứ tự đúng: (2), (3), (1), (4). 

  • Câu 12: Thông hiểu
    GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế

    GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế như hình sau là:

    Hướng dẫn:

    GHĐ là nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế ⇒ GHĐ là 50oC.

    ĐCNN là khoảng cách hai vạch gần nhất là ⇒ ĐCNN 2oC.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 21 lượt xem
Sắp xếp theo