Luyện tập Lực ma sát KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp là lực ma sát có ích

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

    Hướng dẫn:

    - Bảng trơn không viết được phấn lên bảng: cần lực ma sát để phấn dính trên bảng ⇒ lực ma sát có ích.

    - Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn: lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của xích và líp lớn làm chúng bị mòn ⇒ lực ma sát có hại.

    - Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả, lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng và mặt sàn lớn nên người thợ cần tác dụng lực mạnh để làm thùng hàng chuyển động ⇒ lực ma sát có hại.

    - Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn: lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của đế giày dép với mặt đường lớn nên làm cho đế giày dép bị mòn ⇒ lực ma sát có hại.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Trường hợp lực xuất hiện không phải là lực ma sát

    Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

    Hướng dẫn:

    - Xe đạp đi trên đường → xuất hiện lực ma sát lăn.

    - Đế giày lâu ngày đi bị mòn → xuất hiện lực ma sát trượt.

    - Lò xo bị nén → xuất hiện lực đàn hồi.

    - Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào → xuất hiên lực ma sát nghỉ.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh

    Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

    Hướng dẫn:

    Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Trường hợp xuất hiện lực ma sát trượt

    Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

    Hướng dẫn:

    Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp: em học sinh chơi cầu trượt.

  • Câu 5: Nhận biết
    Hiện tượng xảy ra khi ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường

    Có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo sau khi đi xe đạp ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường?

    Hướng dẫn:

    Sau khi đi xe đạp ta ngừng đạp cho xe chạy trên mặt đường thì xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn.

  • Câu 6: Nhận biết
    Phát biểu đúng khi nói về lực ma sát

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

    Hướng dẫn:

    - Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác.

    - Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

    - Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Trường hợp lực ma sát là có hại

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

    Hướng dẫn:

    - Em bé đang cầm chai nước trên tay: nhờ có lực ma sát giữa tay và chai nước mà em bé có thể cầm được chai nước ⇒ lực ma sát có ích.

    - Ốc vít bắt chặt vào với nhau: nhờ có lực ma sát giữa ốc và vít nên chúng mới bám chặt vào nhau ⇒ lực ma sát có ích.

    - Con người đi lại được trên mặt đất: nhờ có lực ma sát giữa chân người với mặt đất đã giúp con người có thể di chuyển được ⇒ lực ma sát có ích.

    - Lốp xe ô tô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng: do lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của lốp xe và mặt đường lớn nên sau một thời gian đi lại, lốp xe ôtô bị mòn ⇒ lực ma sát có hại.

  • Câu 8: Vận dụng
    Sự chuyển đổi lực ma sát

    Để làm tăng tuổi thọ cho trục xe và giúp xe chuyển động êm hơn, người ta lắp ổ bi vào trục bánh xe. Lúc này ở trục đã có sự chuyển đổi lực ma sát thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ở trực bánh xe xuất hiện sự chuyển đổi từ ma sát trượt thành ma sát lăn.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định phương, chiều cà tác dụng của lực

    Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

    Hướng dẫn:

    Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước.

    ⇒ Có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động

    Trường hợp nào lực ma sát thúc đẩy chuyển động?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động là: khi đi xe đạp, bàn chân nhấn lên phần bàn đạp làm xuất hiện lực ma sát trượt.

  • Câu 11: Nhận biết
    Trường hợp xuất hiện lực ma sát nghỉ

    Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

    Hướng dẫn:

    Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. Hay lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

  • Câu 12: Vận dụng
    Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa

    Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

    Hướng dẫn:

    Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo