Luyện tập Thực hành quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Loài ếch quan sát được ở ngoài thiên nhiên

    Đặc điểm của loài ếch quan sát được ngoài thiên nhiên là:

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm của loài ếch quan sát được ngoài thiên nhiên là: da trần, mềm, ẩm; di chuyển bằng cách bật nhảy.

  • Câu 2: Nhận biết
    Xác định loài động vật

    Hình ảnh sau đây là của loài động vật nào?

    Hướng dẫn:

    Sinh vật trong ảnh trên là bọ que.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Lớp động vật có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan

    Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?

    Hướng dẫn:

    Lưỡng cư có thể hô hấp bằng cả da và phổi.

  • Câu 4: Nhận biết
    Môi trường sống của cá chép

    Cá chép sống ở môi trường nào?

    Hướng dẫn:

    Cá chép ưa vực nước lặng, sống ở sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, suối).

  • Câu 5: Nhận biết
    Chuột đồng thuộc lớp động vật

    Chuột đồng thuộc lớp động vật nào?

    Hướng dẫn:

    Chuột đồng thuộc lớp Thú.

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định ngành của loài động vật

    Loài động vật sau đây thuộc ngành nào?

    Hướng dẫn:

    Loài động vật trên là ốc sên, thuộc ngành Thân mềm.

  • Câu 7: Nhận biết
    Nhóm động vật sống trên cạn

    Nhóm động vật nào sau đây sống trên cạn?

    Hướng dẫn:

    - Nhóm động vật sống trên cạn là: Hươu, vượn, báo gấm, sư tử, thỏ.

    - Các đáp án còn lại sai vì mực, cá chình, bạch tuộc, cá nhà táng, cá đuối, san hô sống dưới nước.

  • Câu 8: Nhận biết
    Xác định tên sinh vật

    Sinh vật trong ảnh sau là

    Hướng dẫn:

    Sinh vật trong ảnh là giun đất.

  • Câu 9: Vận dụng
    Ý nghĩa của dạng thân hình thoi của chim bồ câu

    Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Thân của chim bồ câu hình thoi giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ

    Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

    Hướng dẫn:

    Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose) nên sẽ đục ruỗng các sản phẩm có cấu tạo từ gỗ trong gia đình.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Bộ phận giúp nhện di chuyển và chăng lưới

    Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?

    Hướng dẫn:

    Bộ phận giúp nhện di chuyển và chăng lưới là bốn đôi chân bò.

  • Câu 12: Nhận biết
    Loài động vật có thể gây nguy hiểm cho con người

    Trong tự nhiên, loài động vật nào sau đây có thể gây nguy hiểm cho con người?

    Hướng dẫn:

    Rắn độc là loài động vật có thể gây nguy hiểm cho con người.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (58%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo