Luyện tập Hỗn hợp các chất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Sắp xếp khả năng tan trong nước của các chất tan

    Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

    - Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

    - Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

    - Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10, ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

    Khả năng tan trong nước của các chất tan trên lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Trong cùng một lượng nước, urea tan đến 5 thìa, đường tan đến 10 thìa, còn bột phấn không tan hết 1 thìa. Vì vậy ta thấy khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên như sau:

    Bột phấn < urea < đường.

  • Câu 2: Nhận biết
    Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất

    Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

    Hướng dẫn:

    Kim cương chỉ chứa carbon.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hỗn hợp chỉ chứa một chất tan

    Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch nước đường chỉ chứa một chất tan là đường.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định hỗn hợp là hỗn hợp không đồng nhất

    Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp không đồng nhất?

    Hướng dẫn:

    Bột mì và nước là hỗn hợp không đồng nhất. Đây là huyền phù, do có chất rắn (bột mì) lơ lửng trong lòng chất lỏng (nước).

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hỗn hợp không được xem là dung dịch

    Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Bột mì không tan trong nước do đó không xem như là dung dịch.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng muối ăn thu được

    Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100g nước biển có 3,5 g muối ăn. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

    Hướng dẫn:

    Ta có: 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn.

    ⇒ 100 kg nước biển có 3,5 kg muối ăn.

    Vạy từ 1 tấn nước biển (1 tấn = 1000 kg) sẽ thu được số kg muối ăn là:

    (1000.3,5) : 100 = 35 (kg)

  • Câu 7: Nhận biết
    Vai trò của muối

    Khi hòa tan một thìa muối vào một cốc nước đầy thì muối đóng vai trò là

    Hướng dẫn:

    Khi hòa tan 1 thìa muối vào một cốc nước đầy thì muối đóng vai trò là chất tan, nước là dung môi.

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất tinh khiết

    Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

    Hướng dẫn:

    Nước cất chỉ chứa một chất duy nhất là nước nên là chất tinh khiết.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chất tan nhiều trong nước nóng

    Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

    Hướng dẫn:

    Muối ăn tan nhiều trong nước nóng.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính chất cho biết chất lỏng là chất tinh khiết

    Tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là chất tinh khiết?

    Hướng dẫn:

    Chất tinh khiết sôi ở nhiệt độ cố định và hóa rắn ở nhiệt độ không đổi.

  • Câu 11: Nhận biết
    Khái niệm dung dịch

    Dung dịch là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều

    Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

    Hướng dẫn:

    Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, bột mì không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo