Luyện tập Sử dụng kính hiển vi quang học KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Vật dụng có thể coi giống như kính hiển vi quang học

    Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học?

    Hướng dẫn:

    Ca-mê-ra (camera) có khả năng phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 lần lên đến 1000 lần. Cũng có thể coi là một kính hiển vi.

  • Câu 2: Nhận biết
    Cách bảo quản kính hiển vi nào sau đây không đúng

    Cách bảo quản kính hiển vi nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cách bảo quản kính hiển vi quang học:

    - Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.

    - Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

    - Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hệ thống phóng đại của kính hiển vi

    Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

    Hướng dẫn:

    Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm thị kính và vật kính.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi

    Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:

    Hướng dẫn:

    Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận ốc to và ốc nhỏ.

  • Câu 5: Nhận biết
    Vật cần quan sát bằng kính hiển vi

    Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

    Hướng dẫn:

    Sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước nhỏ. Do đó, ta cần sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào biểu bì vảy hành.

  • Câu 6: Nhận biết
    Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật

    Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:

    Hướng dẫn:

    Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 đến 3000 lần.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Sắp xếp các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát vật

    Hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho có thể sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật rõ nét.

    (1) Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

    (2) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

    (3) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

    (4) Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

    (5) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

    Hướng dẫn:

    Các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát vật:

    Bước 1: Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

    Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

    Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

    Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

    Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Phát biểu đúng về cách ngắm chừng qua kính hiển vi

    Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Để quan sát được ảnh của vật qua kính hiển vi, ta cần điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

  • Câu 9: Nhận biết
    Vật quan sát không cần sử dụng kính hiển vi

    Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học?

    Hướng dẫn:

    Để quan sát con kiến cây ta chỉ cần dùng kính lúp để quan sát.

  • Câu 10: Nhận biết
    Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi

    Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi bao gồm:

    Hướng dẫn:

    Hệ thống phóng đại: Thị kính và vật kính.

    Hệ thống chiếu sáng: Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.

    Hệ thống điều chỉnh: Ốc to và ốc nhỏ.

    Hệ thống giá đỡ: Chân kính, thân kính, bàn kính và kẹp giữ mẫu.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Điều chỉnh kính hiển vi

    Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

  • Câu 12: Vận dụng
    Chọn kính hiển vi có độ phóng đại

    Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp?

    Hướng dẫn:

    - Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là:

    40 × 0,55 = 22mm = 2,2 cm

    - Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 400 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 400 × 0,55 = 220 mm = 22 cm

    - Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 1000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 1000 × 0,55 = 550 mm = 55 cm

    - Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 3000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 3000 × 0,55 = 1650 mm = 165 cm

    ⇒ Qua các kết quả trên, ta thấy sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần để quan sát tế bào thịt quả cà chua là phù hợp nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (58%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo