Luyện tập Thực hành quan sát và phân biệt một số loại tế bào KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trình tự các bước tiến hành đúng

    Cho các bước làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây dưới đây:

    a) Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính, đậy lamen lên.

    b) Đặt lớp tế bào biểu bì lên lam kính.

    c) Dùng giấy thấm hút phần nước thừa tràn ra ngoài.

    d) Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành.

    e) Đặt lam kính lên bàn kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát tế bào một cách chi tiết hơn.

    g) Tạo một vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 7 – 8 mm ở mặt trong của vảy hành rồi dùng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt.

    Trình tự tiến hành đúng là:

    Hướng dẫn:

    Trình tự tiến hành đúng là: g → d → b → a → c → e.

  • Câu 2: Vận dụng
    Thứ tự quan sát khi sử dụng kính hiển vi

    Khi sử dụng kính hiển vi, thứ tự quan sát như thế nào là hợp lí?

    Hướng dẫn:

    Khi sử dụng kính hiển vi nên quan sát tiêu bản ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x vì:

    - Vật kính 40x có độ phóng đại lớn nhưng độ nét không cao bằng vật kính 10x nên khó xác định vị trí của các sinh vật đơn bào để quan sát hơn việc quan sát bằng vật kính 10x.

    - Dùng vật kính 10x để xác định vị trí của sinh vật đơn bào sau đó chuyển sang vật kính 40x sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian tìm kiếm và quan sát dễ dàng hơn.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Người ta chỉ tách nhẹ lớp màng mỏng của vảy hành để quan sát

    Người ta chỉ tách nhẹ lớp màng mỏng của vảy hành để quan sát tế bào biểu bì hành tây vì những lí do nào sau đây?

    a) Hạn chế các loại tế bào xếp chồng lên nhau, khó quan sát trên kính hiển vi.

    b) Tế bào biểu bì tập trung nhiều ở lớp màng này.

    c) Kính hiển vi chỉ quan sát được các vật có độ mỏng cao.

    Hướng dẫn:

    Người ta chỉ tách nhẹ lớp màng mỏng của vảy hành để quan sát tế bào biểu bì hành tây vì:

    - Hạn chế các loại tế bào xếp chồng lên nhau, khó quan sát trên kính hiển vi.

    - Tế bào biểu bì tập trung nhiều ở lớp màng này.

  • Câu 4: Nhận biết
    Thành phần không thể quan sát được ở tế bào trứng cá

    Không thể quan sát được thành phần nào sau đây của tế bào trứng cá?

    Hướng dẫn:

    Không thể quan sát được thành tế bào ở tế bào trứng cá.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Thành phần cấu tạo có thể quan sát được ở cả tế bào trứng cá và tế bào biểu bì củ hành tây

    Thành phần cấu tạo có thể quan sát được ở cả tế bào trứng cá và tế bào biểu bì củ hành tây là gì?

    Hướng dẫn:

    Thành phần có thể quan sát ở cả hai loại tế bào là: nhân tế bào, tế bào chất.

  • Câu 6: Nhận biết
    Các thiết bị, dụng cụ và mẫu vật cần để quan sát tế bào biểu bì hành tây

    Để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ và mẫu vật gì?

    Hướng dẫn:

    Để tiến hành quan sát tế bào biểu bì hành tây cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ và mẫu vật như sau: Kính hiển vi quang học, lọ nước cất, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, lam kính, lamen, dao mổ, giấy thấm, củ hành tây.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Sắp xếp các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá

    Cho các bước tiến hành quan sát tế bào trứng cá dưới đây:

    a) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri.

    b) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.

    c) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

    d) Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để các tế bào trứng cá tách rời nhau.

    Các bước sắp xếp theo trình tự đúng là:

    Hướng dẫn:

    Trình tự tiến hành đúng là: b → a → d → c.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tế bào được chia thành nhiều khoang

    Tế bào được chia thành nhiều khoang nhờ

    Hướng dẫn:

    Hệ thống nội màng hình thành từ những màng khác nhau lơ lửng trong tế bào chất tế bào nhân thực. Những màng này phân vùng tế bào thành những khoang chức năng và cấu trúc, gọi là bào quan.

    Tế bào được chia thành nhiều khoang nhờ hệ thống nội màng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Đặc điểm của tế bào hành tây

    Tế bào hành tây có đặc điểm gì?

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm của tế bào hành tây: Thành tế bào bao ngoài màng tế bào, hình dạng các tế bào ổn định, hình thuôi dài, xếp đều đặn.

  • Câu 10: Nhận biết
    Thành phần số (3) của củ hành tây

    Thành phần số (3) ở hình sau là thành phần nào của củ hành tây?

    Hướng dẫn:

    Các thành phần của củ hành tây:

    (1) Thành tế bào.

    (2) Nhân tế bào.

    (3) Tế bào chất

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tế bào có thể quan sát bằng mắt thường

    Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?

    Hướng dẫn:

    Tế bào trứng là tế bào có kích thước lớn nên chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp.

  • Câu 12: Nhận biết
    Hình ảnh các hạt màu xanh mô tả tế bào thực vật quan sát được dưới kính hiển vi

    Hình ảnh các hạt màu xanh mô tả tế bào thực vật quan sát được dưới kính hiển vi, là thành phần nào của tế nào?

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh các hạt màu xanh mô tả tế bào thực vật quan sát được dưới kính hiển vi, là lục lạp của tế bào.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo