Trắc nghiệm Lý 10 Bài 15 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là:

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?

    Hướng dẫn:

    Định luật II Newton được phát biểu như sau:

    Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

    \vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Ta có: 100cm = 1m

    Vật xuất phát từ trạng thái nghỉ: v_o = 0

    Biểu thức tính quãng đường: s = \frac{1}{2}a{t^2}

    Trong 0,25 s vật đi được 1 m, ta có:

    1 = \frac{1}{2}a{\left( {0,25} ight)^2} \Rightarrow a = 32\left( {m/{s^2}} ight)

    Hợp lực tác dụng lên vật: F = ma = 2.32 = 64\left( N ight)

    Vậy đáp án cần tìm là: 32 m/s^2; 64 N.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính độ lớn hợp lực

    Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 giây. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:

    Hướng dẫn:

     Vật xuất phát từ trạng thái nghỉ: v_o = 0

    Biểu thức tính quãng đường: s = 0,5.at^2

    Trong 2s vật đi được 200 cm = 2 m, ta có:

    2 = \frac{1}{2}.a{.2^2} \Rightarrow a = 1\left( {m/{s^2}} ight)

    Hợp lực tác dụng lên vật: F = ma = 2.1 = 2N.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính tỉ số gia tốc

    Lần lượt tác dụng lực có độ lớn F_1F_2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a_1a_2. Biết 1,5F_1 = F_2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số \frac{a_{1}}{a_{2}}

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \left\{ \begin{gathered}  {a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{m} \hfill \\  {a_2} = \dfrac{{{F_2}}}{m} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \dfrac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{{F_1}}}{m}}}{{\dfrac{{{F_2}}}{m}}} = \dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{F_1}}}{{1,5{F_1}}} = \dfrac{2}{3}

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu định luật II Newton?

    Hướng dẫn:

    Định luật II Newton được phát biểu như sau:

    Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính độ lớn lực tác dụng vào vật

    Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 giây. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    a = \frac{F}{m} \Rightarrow F = a.m = \frac{v}{t}.m = \frac{{6 - 2}}{2}.2,5 = 5\left( N ight)

    Vậy độ lớn của lực tác dụng vào vật là 5N.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính quãng đường đi được của xe

    Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc v=54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng hẳn?

    Hướng dẫn:

    Ta có: 54km/h=15m/s

    Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

    Theo định luật II - Newtơn, ta có: 

    \overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m} \Rightarrow a = \frac{{ - F}}{m} = \frac{{ - 3000}}{{1000}} =  - 3\left( {m/{s^2}} ight)

    Lại có:

    \begin{matrix}  {v^2} - {v_0}^2 = 2as \hfill \\   \Leftrightarrow {0^2} - {15^2} = 2.\left( { - 3} ight).s \hfill \\   \Leftrightarrow s = 37,5\left( m ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định gia tốc sau khi thay đổi khối lượng

    Lực F truyền cho vật khối lượng m_1 thì vật có gia tốc {a_1} = 2m/{s^2}, truyền cho vật có khối lượng {m_2} thì vật có gia tốc {a_2} = 3m/{s^2}. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng {m_3} = {m_1} + {m_2} thì vật có gia tốc bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

     Theo định luật II Newton ta có:\left\{ \begin{gathered}  {m_1} = \frac{F}{{{a_1}}} \hfill \\  {m_2} = \frac{F}{{{a_2}}} \hfill \\  {a_3} = \frac{F}{{{m_3}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    \Rightarrow {a_3} = \frac{F}{{{m_1} + {m_2}}} = \dfrac{F}{{\dfrac{F}{{{a_1}}} + \dfrac{F}{{{a_2}}}}}= \frac{{{a_1}{a_2}}}{{{a_1} + {a_2}}} = \frac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\left( {m/{s^2}} ight)

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

    Hướng dẫn:

    Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

    Định luật II Newton: \overrightarrow F  = m\overrightarrow a

    => Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc (do gia tốc đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc của vật)

  • Câu 11: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Hai xe A(m_A)B(m_B) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn s_A, xe B đi thêm được một đoạn s_B < s_A. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?

    Hướng dẫn:

     Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động của xe

    Lực hãm xe có độ lớn F

    + Theo định luật II Newtơn, ta có gia tốc của các xe: \left\{ \begin{gathered}  {a_A} =- \frac{{{F_A}}}{{{m_A}}} \hfill \\  {a_B} = -\frac{{{F_B}}}{{{m_B}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight. (1)

    (do các xe chuyển động chậm dần đều, lực hãm có chiều ngược chiều chuyển động)

    Ta có: {v^2} - {v_0}^2 = 2as

    => Quãng đường xe A và xe B đi được thêm là: \left\{ \begin{gathered}  {s_A} = \frac{{ - {v_0}^2}}{{2{a_A}}} \hfill \\  {s_B} = \frac{{ - {v_0}^2}}{{2{a_B}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight.\left( 2 ight)

    Theo bài ra ta có: 

    \begin{matrix}  {s_B} < {s_B} \Rightarrow \dfrac{{ - {v_0}^2}}{{2{a_B}}} < \dfrac{{ - {v_0}^2}}{{2{a_A}}} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{{v_0}^2}}{{2{a_B}}} > \dfrac{{{v_0}^2}}{{2{a_A}}} \Leftrightarrow {a_A} > {a_B} \hfill \\ \end{matrix}

    Kết hợp với (1), ta được:

    \Rightarrow  - \frac{{{F_A}}}{{{m_A}}} >  - \frac{{{F_B}}}{{{m_B}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{m_A}}} < \frac{1}{{{m_B}}} \Leftrightarrow {m_A} > {m_B}

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính thời gian xe máy đi hết đoạn đường yêu cầu

    Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 36km/h=10m/s

    Gia tốc chuyển động của xe máy là:

    \begin{matrix}  {v^2} - {v_0}^2 = 2as \Rightarrow  - {v_0}^2 = 2as \hfill \\   \Rightarrow {v_0} = \sqrt {2as}  = 4\left( {m/s} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Mặt khác, ta xác định vận tốc của xe lúc bắt đầu đi quãng đường 4m cuối cùng trước khi dừng lại: 

    Ta có: v=v′+at

    Thời gian đi hết 4m cuối cùng là: t = \frac{{v - v'}}{a} = \frac{{0 - 4}}{{ - 2}} = 2\left( s ight)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính độ lớn lực hãm phanh

    Một ô tô có khối lượng 0,5 tấn đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong 2s cuối cùng đi được 180m. Hỏi lực hãm phanh tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    {v^2} - {v_0}^2 = 2as \Rightarrow  - {v_0}^2 = 2as = 3,6a{\text{  }}\left( * ight)

    Mặt khác a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} \Rightarrow  - {v_0} = at = 2a{\text{   }}\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta suy ra: a=−0,9m/s^2

    => Lực hãm phanh tác dụng lên ôtô là: F = ma =  - 450\left( N ight)

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính vận tốc của vật

    Một vật đang đứng yên, được truyền một lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp hai lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Gia tốc ban đầu là: {a_1} = \frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{2}{5} = 0,4\left( {m/{s^2}} ight)

    Ta có: {F_1} = m{a_1} = 0,4\left( N ight)

    Khi tăng độ lớn của lực ta có: {F_2} = 2{F_1} = 0,8\left( N ight)

    \Rightarrow {a_2} = \frac{{0,8}}{m} = 0,8\left( {m/{s^2}} ight)

    Mặt khác \Rightarrow {a_2} = \frac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {v_2}}}{8} = 0,8\left( {m/{s^2}} ight) \Rightarrow \Delta {v_2} = 6,4\left( {m/s} ight)

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính tốc độ của quả bóng

    Một quả bóng có khối lượng m=400g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá vào quả bóng với lực 300N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,015s. Tính tốc độ của quả bóng lúc bay?

    Hướng dẫn:

    Theo định luật II Newton ta có: 

    \overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m} \Rightarrow a = \frac{F}{m} = 750\left( {m/{s^2}} ight)

    Chọn gốc thời gian là lúc chân cầu thủ chạm vào bóng

    Phương trình vận tốc của vật:

    v = {v_0} + at = 0 + 750.0,015 = 11,25\left( {m/s} ight)

    Vậy đáp án cần tìm là: 11,25m/s

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 38 lượt xem
Sắp xếp theo