Trắc nghiệm Lý 10 Bài 20 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính gia tốc của hệ chuyển động

    Ba vật có cùng khối lượng m =
200g được nối với nhau bằng dây nối không dãn như hình vẽ.

    Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là \mu = 0,2, lấy g = 10m/s^{2}. Tính gia tốc khi hệ chuyển động?

    Hướng dẫn:

    Chọn chiều dương và phân tích các lực tác dụng như hình vẽ sau:

    Áp dụng định luật II Newton ta có:

    \overrightarrow{F_{3}} +
\overrightarrow{P_{3}} + \overrightarrow{N_{3}} + \overrightarrow{T_{4}}
+ \overrightarrow{T_{3}} + \overrightarrow{F_{ms}} +
\overrightarrow{P_{2}} + \overrightarrow{N_{2}} + \overrightarrow{T_{2}}
+ \overrightarrow{T_{1}} + \overrightarrow{P_{1}} =
m\overrightarrow{a}

    Khi chiếu lên hệ trục ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
mg - T_{1} = ma_{1} \\
T_{2} - T_{3} - F_{ms} = ma_{2} \\
T_{4} - F_{ms} = ma_{3} \\
\end{matrix} ight.\ (1)

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
T_{1} = T_{2} = T \\
T_{3} = T_{4} = T' \\
a_{1} = a_{2} = a_{3} = a_{4} = a \\
\end{matrix} ight. thay vào  (1) ta được:

    mg - T = ma

    T - T' - F_{ms} = ma

    T' - F_{ms} = ma

    Cộng các vế của 3 phương trình ta được: 

    ma - 2F_{ms} = 3ma

    \Leftrightarrow ma - 2\mu N =
3ma

    \Leftrightarrow ma - 2\mu mg =
3ma

    \Leftrightarrow a = \frac{1 - 2\mu}{3}g
= \frac{1 - 0,2.2}{3}.10 = 2\left( m/s^{2} ight)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định tốc độ của vật

    Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là:

    Hướng dẫn:

    Hợp lực tác dụng vào vật: F =
\sqrt{{F_{1}}^{2} + {F_{2}}^{2}} = 5(N)

    Gia tốc của vật: a = \frac{F}{m} =
\frac{5}{2} = 2,5\left( m/s^{2} ight)

    Lại có: v_{0} = 0;v = at = 2,5.1,2 =
3(m/s).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính gia tốc của ô tô

    Một chiếc ô tô có khối lượng tổng cộng người và xe là 550kg đang chuyển động trên đường ngang. Biết lực đẩy gây ra bởi chuyển động cơ tác dụng lên xe ô tô là 300N và tổng lực cản của môi trường lên ô tô là 200N. Tính gia tốc của ô tô.

    Hướng dẫn:

    Ta có hình vẽ:

    Chọn chiều dương là chiều của lực đẩy.

    Theo định luật II Newton, ta có:

    F_{d} - F_{c} = ma \Rightarrow a =
\frac{300 - 200}{550} \approx 0,18\left( m/s^{2} ight).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp

    Một lực F_{1} tác dụng lên vật có khối lượng m_{1} làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F_{2} tác dụng lên vật có khối lượng m_{2} làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F_{2} =
\frac{F_{3}}{3} và m_{1} =
\frac{2m_{2}}{5} thì \frac{a_{2}}{a_{1}} bằng:

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}F_{2} = \dfrac{F_{1}}{3} \Rightarrow \dfrac{F_{2}}{F_{1}} = \dfrac{1}{3} \\m_{1} = \dfrac{2m_{2}}{5} \Rightarrow \dfrac{m_{1}}{m_{2}} = \dfrac{2}{5}\\\end{matrix} ight.

    Lại có:

    \left\{ \begin{matrix}a_{1} = \dfrac{F_{1}}{m_{1}} \\a_{2} = \dfrac{F_{2}}{m_{2}} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow \dfrac{a_{2}}{a_{1}} =\dfrac{\dfrac{F_{2}}{m_{2}}}{\dfrac{F_{1}}{m_{1}}} =\dfrac{F_{2}}{F_{1}}.\dfrac{m_{1}}{m_{2}} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{2}{5} =\dfrac{2}{15}

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}v_{0} = 0 \\s = \dfrac{1}{2}at^{2} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow a = \dfrac{2s}{t^{2}} =\dfrac{2.0,8}{0,5^{2}} = 6,4\left( m/s^{2} ight)

    Hợp lực tác dụng vào vật: 

    F = ma = 2.6,4 = 12,8(N)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Một người đang đi xe máy với vận tốc 36km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật cách đó 10m. Biết khối lượng tổng cộng của người và xe máy là 130kg. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều sau khi hãm. Để không đâm phải chướng ngại vật thì độ lớn lực hãm tổng cộng tác dụng lên xe thỏa mãn?

    Hướng dẫn:

    Ta có: v_{0} = 36km/h =
10m/s

    Để không đâm vào chướng ngại vật thì quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại s \leq 10m

    Hay s = \frac{{v_{0}}^{2}}{2a} \leq 10
\Rightarrow a \geq \frac{10^{2}}{2.10} = 5\left( m/s^{2}
ight)

    \Rightarrow F = ma \geq 130.5 =
650(N)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính lực kéo

    Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: v_{0} = 0;v = 25,2km/h =
7(m/s)

    Lại có: a = \frac{v^{2}}{2s} =
\frac{7^{2}}{2.10} = 2,45\left( m/s^{2} ight)

    Lực tác dụng lên vật là: F = ma =
100.2,45 = 245(N)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính quãng đường đi được của vật

    Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng:

    Hướng dẫn:

    Lực ma sát tác dụng lên vật: F_{mst} =
\mu_{t}.N = 0,3.0,2.10 = 0,6(N)

    Áp dụng biểu thức định luật II Newton \overrightarrow{F} + \overrightarrow{P} +
\overrightarrow{N} + \overrightarrow{F_{ms}} =
m\overrightarrow{a}

    Chiếu lên phương chuyển động, theo chiều chuyển động của vật, ta có: 

    F - F_{ms} = ma \Rightarrow a = \frac{F
- F_{ms}}{m} = \frac{2 - 0,6}{0,2} = 7\left( m/s^{2}
ight)

    Quãng đường vật đi được sau 2s: 

    s = \frac{1}{2}at^{2} =
\frac{1}{2}.7.2^{2} = 14(m)

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính đoạn đường vật đi được

    Một hợp lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

    Hướng dẫn:

    Gia tốc mà vật nhận được: a = \frac{F}{m}
= \frac{2}{2} = 1\left( m/s^{2} ight)

    Quãng đường vật đi được: S =
\frac{1}{2}at^{2} = \frac{1}{2}.1.2^{2} = 2(m)

  • Câu 10: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng \alpha = 30^{0}. Hệ số ma sát trượt là \mu = 0,3464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 1m.

    Lấy g = 10m/s^{2}\sqrt{3} = 1,732. Gia tốc của chuyển động là:

    Hướng dẫn:

    Chọn hệ trục Oxy và phân tích các lực tác dụng như hình vẽ sau:

    Áp dụng định luật Newton ta được:

    \overrightarrow{P} + \overrightarrow{N}
+ \overrightarrow{F_{ms}} = m\overrightarrow{a}

    Chiếu lên trục Oy ta được: - P\cos\alpha
+ N = 0 \Rightarrow N = mg\cos\alpha(1)

    Chiếu lên trục Ox ta được: P\sin\alpha -
F_{ms} = ma_{x}

    \Rightarrow mg\sin\alpha - \mu
mg\cos\alpha = ma_{x}(2)

    \Rightarrow a_{x} = g\left( \sin\alpha -
\mu\cos\alpha ight)

    \Rightarrow a_{x} = 10\left( sin30^{0} -
\mu cos30^{0} ight) = 2\left( m/s^{2} ight)

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Tính gia tốc chuyển động

    Hai vật A;B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng hai vật m_{A} =
2kg;m_{B} = 1kg, ta tác dungj vào vật A một lực F =
9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn \mu = 0,2. Lấy g = 10m/s^{2}. Tính gia tốc chuyển động?

    Hướng dẫn:

    Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ.

    Xét vật A, theo định II Newton ta có:

    \overrightarrow{P_{1}} +
\overrightarrow{N_{1}} + \overrightarrow{F} + \overrightarrow{T_{1}} +
\overrightarrow{F_{ms1}} = m_{1}\overrightarrow{a_{1}}

    Chiếu lên phương Oy ta được: N_{1} - P =
0

    \Rightarrow N_{1} = P_{1} \Rightarrow
N_{1} = m_{1}g

    Chiếu lên phương Ox ta được: F - T_{1} -
F_{ms1} = m_{1}a_{1}

    \Leftrightarrow F - T_{1} - \mu N_{1} =
m_{1}a_{1}

    Xét vật B, theo định II Newton ta có:

    \overrightarrow{P_{2}} +
\overrightarrow{N_{2}} + \overrightarrow{T_{2}} +
\overrightarrow{F_{ms2}} = m_{2}\overrightarrow{a_{2}}

    Chiếu lên phương Oy ta được: N_{2} -
P_{2} = 0

    \Rightarrow N_{2} = P_{2} \Rightarrow
N_{2} = m_{2}g

    Chiếu lên phương Ox ta được: T_{2} -
F_{ms2} = m_{2}a_{2}

    \Rightarrow T_{2} - \mu N_{2} =
m_{2}a_{2}

    Thay N_{2} = m_{2}g vào ta được: T_{2} - \mu m_{2}g =
m_{2}a_{2}(2)

    Mặt khác ta có: T_{1} = T_{2} =
Ta_{1} = a_{2} = a

    Thay vào (1) và (2) ta có:

    F - T - \mu m_{1}g =
m_{1}a(3)

    T - \mu m_{2}g = m_{2}a(4)

    Cộng (3) và (4) ta được: 

    F - \mu\left( m_{1} + m_{2} ight)g =
\left( m_{1} + m_{2} ight)a

    \Rightarrow a = \frac{F - \mu\left(
m_{1} + m_{2} ight)g}{m_{1} + m_{2}}

    = \frac{9 - 0,2(2 + 1).10}{2 + 1} =
1\left( m/s^{2} ight)

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định điều kiện của m thỏa mãn điều kiện

    Hai vật A,B có khối lượng lần lượt là m_{A} = 0,6kg;m_{B} = 0,4kg được nối nhau bằng sợi dây nhẹ không dãn và vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ:

    Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và lực ma sát giữa dây với ròng rọc. Lấy g = 10m/s^{2}. Tính gia tốc của chuyển động của mỗi vật.

    Hướng dẫn:

    Chọn chiều dương là chiều chuyển động chuyển động của các vật

    Phân tích các lực tác dụng lên vật ta có:

    Ta có khi thả vật A đi xuống và vật B sẽ đi lên do đó m_{A} > m_{B} và có T_{A} = T_{B} = T;a_{A} = a_{B} = a

    Áp dụng định vật II Newton ta với vật A ta được: \overrightarrow{T_{A}} + \overrightarrow{P_{A}} =
m_{A}a chiếu lên chiều dương ta được:

    P_{A} - T = m_{A}a \Leftrightarrow m_{A}g - T =
m_{A}a(*)

    Áp dụng định vật II Newton ta với vật B ta được: \overrightarrow{T_{B}} + \overrightarrow{P_{B}} =
m_{B}a chiếu lên chiều dương ta được:

    P_{B} + T = m_{B}a \Leftrightarrow m_{B}g + T =
m_{B}a(**)

    \left( m_{A} - m_{B} ight)g = \left(
m_{A} + m_{B} ight)a

    \Leftrightarrow a = \frac{\left( m_{A} -
m_{B} ight)g}{m_{A} + m_{B}} = 10.\frac{600 - 400}{600 + 400} =
2\left( m/s^{2} ight)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính độ lớn hợp lực

    Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

    Hướng dẫn:

    Ta có: S = \frac{1}{2}at^{2} \Rightarrow
a = \frac{2S}{t^{2}} = \frac{2.2}{2^{2}} = 1\left( m/s^{2}
ight)

    \Rightarrow F = ma = 2.1 =
2(N)

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Xác định công thức thích hợp

    Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc \alpha một lực F bằng bao nhiêu để vật nằm yên, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \mu, khi biết vật có xu hướng trượt xuống?

    Hướng dẫn:

    Phân tích các lực tác dụng ta có hình vẽ:

    Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ

    Áp dụng định luật II Newton ta có:

    \overrightarrow{F} + \overrightarrow{P}
+ \overrightarrow{N} + \overrightarrow{F_{ms}} =
\overrightarrow{0}(1)

    (a = 0 khi vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng)

    Chiếu (1) lên Oy ta được:

    N - P\cos\alpha - F\sin\alpha =
0

    \Rightarrow N = P\cos\alpha +
F\sin\alpha

    Ta có:

    F_{ms} = \mu N \Rightarrow F_{ms} =
\mu\left( P\cos\alpha + F\sin\alpha ight)

    \Rightarrow F_{ms} = \mu\left(
mg\cos\alpha + F\sin\alpha ight)

    Chiếu (1) lên Ox ta được: P\sin\alpha -
F\cos\alpha - F_{ms} = 0

    \Rightarrow F\cos\alpha = P\sin\alpha -
F_{ms}

    \Rightarrow F\cos\alpha = mg\sin\alpha -
\mu mg\cos\alpha - \mu F\sin\alpha

    \Rightarrow F = \frac{mg\left(
\sin\alpha - \mu\cos\alpha ight)}{\cos\alpha +
\mu\sin\alpha}

    \Rightarrow F = \frac{mg\left(
\tan\alpha - \mu ight)}{1 + \mu\tan\alpha}

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính lực kéo của xe tải

    Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc v = 36km/h. Khối lượng ô tô m = 1000kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên, lấy g =
10m/s^{2}?

    Hướng dẫn:

    Chọn chiều dương là chiều chuyển động

    Ta có các lực tác dụng lên hệ vật như sau:

    Áp dụng công thức của chuyển động biến đổi ta có:

    a = \frac{v - v_{0}}{t} = \frac{10 -
0}{100} = 0,1\left( m/s^{2} ight)

    Áp dụng định luật II Newton cho xe con ta có:

    \overrightarrow{F} +
\overrightarrow{F_{ms}} = m\overrightarrow{a}

    Chiếu lên chiều + của chuyển động ta được:

    F - F_{ms} = ma \Leftrightarrow F =
F_{ms} + ma

    \Leftrightarrow F = 0,1P +
ma

    \Leftrightarrow F = 0,1.1000.10 +
1000.0,1 = 200(N)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (60%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo