Trắc nghiệm Lý 10 Bài 23 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Khi đun nước bằng ấm điện thì năng lượng điện từ dòng điện truyền sang ấm điện và có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng để làm nóng nước.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính công của lực kéo khi vật di chuyển

    Một lực F=50N tạo với phương ngang một góc \alpha=30^0, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6m là:

    Hướng dẫn:

    Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6m là:

    A=Fs\cos α=50.6.\cos30^0=150√3≈260J

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là F_1, F_2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

     Vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox nên chuyển động của vật là chuyển động nhanh dần. Gia tốc cùng chiều dương, khi đó lực tác dụng cùng chiều dương.

    Suy ra cả hai lực đều sinh công dương.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính công của lực cản

    Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 (lấy g=10m/s^2). Công của lực cản có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    Độ lớn của lực cản tác dụng lên xe:

    F_c=F_{ms}=μmg=0,25.1,5.1000.10=3750N

    Công của lực cản tác dụng lên xe:

    A=F_c.s.\cos \left( {\overrightarrow {{F_c}} ;\overrightarrow s } ight)=3750.100\cos180^0=−375000J=−375kJ

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động?

    Hướng dẫn:

    Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm có hướng vào tâm quỹ đạo và có phương vuông góc với vectơ vận tốc tại mỗi điểm trên quỹ đạo.

    Lực hướng tâm trong trường hợp này không thực hiện công.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính độ lớn công tổng cộng

    Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s^2.

    Hướng dẫn:

    Công nâng vật lên cao

    {A_1} = mg{h_1} = 2.10.2 = 40\left( J ight)

    Công của vật đi ngang được một độ dời 10m:

    {A_2} = mgs = 2.10.10 = 200\left( J ight)

    Công tổng cộng mà người đã thực hiện là:

    A = {A_1} + {A_2} = 40 + 200 = 240\left( J ight)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định phương án thích hợp

    Trường hợp nào dưới đây vật không có khả năng sinh công?

    Hướng dẫn:

    Hòn đá nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Hoàn thành mệnh đề

    Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

    Hướng dẫn:

    Từ biểu thức tính công: A=Fs\cos α

    Ta suy ra: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi lực vuông góc với gia tốc của vật.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là:

    Hướng dẫn:

    Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là: năng lượng hạt nhân. Bên trong lòng Mặt Trời xảy ra các phản ứng hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), các phản ứng hạt nhân này tỏa ra năng lượng rất lớn.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính công của chiếc xe sau khi chuyển động

    Một lực 2500N tác dụng theo phương ngang được đặt lên một chiếc xe có khối lượng 500kg đang đứng yên trên một mặt phẳng ngang. Biết tổng lực cản chuyển động luôn là 1000N. Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là:

    Hướng dẫn:

    Lực tổng hợp tác dụng lên xe:

    F_T=F−F_c=2500−1000=1500N

    Ta có: a=F_T/m=1500/500=3m/s^2

    Quãng đường xe đi được sau 2s:

    s=v_0t+1/2at^2=0+1/2.3.2^2=6m

    Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là :

    A=F_T.s.\cos α=1500.6.\cos0=9000J=9kJ

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn đơn vị công

    Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng:

    Hướng dẫn:

    Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng J.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính công của trọng lực

    Thả rơi một hòn sỏi có khối lượng 50g từ độ cao 1,2m so với mặt đất xuống một giếng sâu 3m. Lấy g=10m/s^2. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là: 

    Hướng dẫn:

     Ta có,

    Góc hợp bởi vectơ lực và vectơ chuyển dời: α=0^0

    Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là:

    A=Ps.\cosα=Ps=mgs=0,05.10.(3+1,2)=2,1J

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định công thức tính công

    Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là

    Hướng dẫn:

    Mô tả bài toán bằng hình vẽ:

    Năng lượng. Công cơ học

    Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước, sử dụng kiến thức về động lực học, phân tích lực, sử dụng định luật 2 Newton.

    Ta có: N=P.\cos α=mg.\cos α

    Suy ra: F_{ms}=μN=μmg.\cos α

    Do lực ma sát ngược hướng với chiều chuyển động nên:

    A_{F_{mst}}=−F_{mst}.s=−μ.mg.\cos α.s

  • Câu 15: Nhận biết
    Tìm câu sai

    Chọn câu sai.

    Hướng dẫn:

    "Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay â" – đúng vì công của trọng lực có thể có giá trị dương hay âm phụ thuộc vào cách chọn chiều dương.

    "Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật" – đúng vì trọng lực là lực thế nên công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng đường đi của vật.

    "Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực" – đúng vì lực ma sát không phải lực thế, công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật.

    "Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực" – sai vì lực đàn hồi là lực thế nên công của lực đàn hồi phụ thuộc vào vị trí đầu và cuối của vật chịu lực không phụ thuộc dạng đường đi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (67%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 431 lượt xem
Sắp xếp theo