Trắc nghiệm Lý 10 Bài 34 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm đáp án chưa chính xác

    Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là: 

    Hướng dẫn:

    Công thức tính áp suất p = \frac{F}{S}. Đơn vị kg/m^3 là đơn vị của khối lượng riêng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm câu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn phương án đúng

    Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đó đồng thời vào hai bình đựng nước. Phương án nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính theo công thức:

    F_{A1}=dV_n; F_{A2}=dV_d

    (d là trọng lượng riêng của nước; V_1 là thể tích của thỏi nhôm; V_2 là thể tích của thỏi đồng).

    Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn nhôm nên suy ra V_1>V_2, do đó F_{A1}>F_{A2}

    Hay cân nghiêng về phía bên đồng.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính diện tích bị ép

    Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m^2 thì diện tích bị ép có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Diện tích bị ép là: S = \frac{{{F_N}}}{p} = \frac{{600}}{{3000}} = 0,2{m^2} = 2000c{m^2}

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?

    Hướng dẫn:

    Áp lực của người tác dụng lên mặt sàn có độ lớn bằng trọng lượng của cơ thể người.

    ⇒F_1=F_2=F_  3

    Áp suất có biểu thức: p = \frac{F}{S} = \frac{P}{S}

    Diện tích tiếp xúc của người với mặt sàn ở các tư thế một, tư thế hai, tư thế ba lần lượt là: 

    S_2 < S_1 < S_3 ⇒ p_2 > p_1 > p_3

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có khối lượng riêng {ho _1}, chiều cao h_1; bình thứ hai chứa chất lỏng có khối lượng riêng {ho _2} = 1,5{ho _1} và chiều cao {h_2} = 0,6{h_1}. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình 1 là p_1 và lên bình 2 là p_2 thì

    Hướng dẫn:

    Áp suất của nước ở đáy bình thứ nhất là: p_1=d_1.h_1

    - Áp suất của nước ở đáy bình thứ hai là: p_2=d_2.h_2

    ⇒p_2=1,5d_1.0,6h_1=0,9d_1.h_1=0,9p_1⇒p_2=0,9p_1

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính khối lượng

    Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10^4N/m^2. Khối lượng của người đó là:

    Hướng dẫn:

    Theo định luật III Newton ta xác định được trọng lượng của người bằng áp lực của người đó tác dụng lên mặt sàn (1)

    Áp dụng công thức tính áp suất ta có: 

    ⇒F_N=p.S=1,7.10^4.0,03=510(N)

    Từ (1) ta có: P=F_N⇔m.g=510⇒m=51kg

  • Câu 8: Nhận biết
    Chọn câu đúng

    Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm trường hợp gây áp lực lên mặt sàn lớn nhất

    Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Áp lực là lực tác động lên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực đó.

    Ta có áp lực của người lên mặt sàn lớn nhất khi áp lực càng mạnh nên người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ sẽ tạo ra áp lực lớn hơn các trường hợp còn lại.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính khối lượng riêng của kim loại

    Một vật làm bằng kim loại có thể tích 1dm^3 và khối lượng là 8,9kg. Khối lượng riêng của kim loại tạo nên vật là:

    Hướng dẫn:

     Áp dụng công thức tính khối lượng riêng ta có:

    ho  = \frac{m}{V} = \frac{{8,9}}{{{{10}^{ - 3}}}} = 8900\left( {kg/{m^3}} ight)

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Biểu thức xác định áp suất chất lỏng: p = ρgh

    Do đó, áp suất mà chất lỏng tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của điểm đó (so với mặt thoáng của chất lỏng).

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

    Hướng dẫn:

    Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg

    ⇒ "Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg" sai.

    - Công thức tính khối lượng riêng là D = m : v ⇒ "Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V" sai

    - Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ "Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng" sai

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính áp suất

    Một đập ngăn nước, khoảng cách từ mặt nước xuống đến đáy đập là 5m. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m^3. Lấy g=10m/s^2. Áp suất do nước tác dụng lên chân đập là:

    Hướng dẫn:

     Áp suất do nước tác dụng lên một vị trí của chân đập là:

    p=ρ.h=10000.5=50000(N/m^2)

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Ba vật bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng trong nước chỉ lực đẩy của nước tác dụng lên vậy nào là lớn nhất?

    Hướng dẫn:

     Ba vật làm bằng ba chất khác nhau nên khối lượng riêng của ba chất đồng, sắt, nhôm khác nhau và theo thứ tự: D_D>D_S>D_N

    Theo công thức ρ=m/V thì nếu ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng vật có khối lượng riêng nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.

    Do đó thể tích của các vật như sau: V_D < V_S < V_N

    Như vậy, lực tác dụng của nước vào nhôm là lớn nhất (đồng có thể tích nhỏ nhất).

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hàng hóa

    Một ô tô tải chưa chở hàng có khối lượng 2500kg và tổng diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường là 250cm^2. Khi chở đầy hàng, áp suất do xe tác dụng lên mặt đường là 1600000N/m^2. Biết rằng diện tích tiếp xúc với mặt đường vẫn không đổi. Lấy g=10m/s^2. Khối lượng của hàng hóa là:

    Hướng dẫn:

    Gọi khối lượng hàng là m

    Trọng lượng của hàng trên xe là: P_1=10m

    Trọng lượng của xe khi chưa có hàng là:

    P_2=10.m_2=10.2500=25000N

    Theo định luật III Newton ta xác định được trọng lượng của hệ xe và vật bằng áp lực tác dụng lên mặt đường.

    Áp suất xe chở hàng tác dụng lên mặt đường là:

    \begin{matrix}  p = \dfrac{{{F_N}}}{S} = \dfrac{{{P_1} + {P_2}}}{S} = \dfrac{{10m + 25000}}{{0,025}} \hfill \\   \Rightarrow \dfrac{{10m + 25000}}{{0,025}} = 1600000 \hfill \\   \Rightarrow m = 1500kg \hfill \\ \end{matrix}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 175 lượt xem
Sắp xếp theo