Trắc nghiệm Lý 10 Bài 2 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ý nghĩa của kí hiệu DC

    DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả dòng điện một chiều.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC hoặc dấu ~.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tìm ý nghĩa biển báo

    Cho hình vẽ:

    Biển báo nguy hiểm

    Ý nghĩa của hình vẽ đã cho là gì?

    Hướng dẫn:

     Biển báo nguy hiểm

    Biển cảnh báo chất phóng xạ hoặc bức xạ ion hóa là biển cảnh báo được sử dụng để chỉ dẫn và cảnh báo về sự hiện diện của các chất phóng xạ hoặc các nguồn bức xạ ion hóa, đây là các loại bức xạ có đủ năng lượng để gây ra các quá trình ion hóa trong chất được bức xạ. 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Đặc điểm của biển báo nguy hiểm

    Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Biển báo nguy hiểm với đặc trưng là hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn cách xử lí đúng

    Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

    Hướng dẫn:

    Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể làm cho ampe kế bị hư hỏng, thậm chí gây chập cháy.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm hành động nguy hiểm trong phòng thực hành

    Hoạt động nào trong phòng thực hành, thí nghiệm là không an toàn?

    Hướng dẫn:

    Hành động không an toàn là: "Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn."

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn dụng cụ thích hợp

    Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?

    Hướng dẫn:

    Các thiết bị thuộc loại dễ vỡ được làm bằng thủy tinh như ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính, ...

  • Câu 9: Nhận biết
    Tìm ý nghĩa biển báo

    Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

    An toàn vật lý

    Hướng dẫn:

    Biển cảnh báo đã cho là cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm đáp án không đúng

    Điều nào dưới đây không chính xác khi phòng thực hành xảy ra sự cố cháy?

    Hướng dẫn:

    Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Một số lưu ý:

    + Ngắt toàn bộ hệ thống điện

    + Đưa toàn bộ hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

    + Không sử dụng nước dập đám cháy nơi có thiết bị điện, đám cháy hydrocacbon hoặc các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn nước như dầu, cồn, ...

    + Không sử dụng để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc các chất cháy có khả năng tách oxygen như peroxide, chlorate, ...

  • Câu 11: Thông hiểu
    Điều cần lưu ý khi sử dụng thiết bị điện

    Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

    Hướng dẫn:

    Trong số các thí nghiệm vật lí phổ thông thì các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Có bao nhiêu việc làm đúng trong việc thực hiện các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sau đây?

    1. Thực hiện các quy định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.

    2. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.

    3. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.

    4. Kiểm tra cẩn thận phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

    Hướng dẫn:

    Những việc làm đúng trong việc thực hiện các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm là:

    1. Thực hiện các quy định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.

    2. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.

    3. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.

    4. Kiểm tra cẩn thận phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

    Vậy có 4 việc làm đúng.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn hành động đúng

    Hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

    Hướng dẫn:

    "Để các kẹp điện gần nhau" - sai vì dễ xảy ra cháy nổ.

    "Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện" - sai vì dễ xảy ra cháy nổ.

    "Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao" - sai vì dễ bị bỏng.

    "Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện" - đúng vì tránh bị điện giật hoặc chập cháy thiết bị.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn điều cần lưu ý khi sử dụng thiết bị nhiệt, thủy tinh

    Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

    Hướng dẫn:

    "Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ" - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

    "Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm" - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi, hoặc hỏng.

    "Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác" - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.

    "Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm" - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt độ cao.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Có bao nhiêu thao tác dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

    a) Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.

    b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

    c) Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.

    d) Đun nước trên đèn cồn.

    Hướng dẫn:

    Cả 4 thao tác đề bài cho đều gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (73%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 160 lượt xem
Sắp xếp theo
🖼️