Luyện tập Chương 2: Dòng điện không đổi

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính công suất nguồn điện

    Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối.

    Tính hiệu điện thế giữa hai điểm

    Biết ξ1 = 6V, ξ2 = 4V, ξ3 = 3V, R1 = R2 = R3 = 0,1Ω, R = 6,2Ω. Công suất của nguồn điện ξ1 là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta có:

    \begin{matrix}  I = \dfrac{{{E_1} + {E_2} + {E_3}}}{{R + {R_1} + {R_2} + {R_3}}} \hfill \\   \Rightarrow I = \dfrac{{6 + 4 + 3}}{{6,2 + 0,1 + 0,1 + 0,1}} = 2\left( A ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Công suất của nguồn điện E_1:

    {P_1} = I.{E_1} = 2.6 = 12\left( W ight)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính giá trị cường độ dòng điện

    Một nguồn điện có suất điện động 𝛏, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện trong mạch khi mạch chỉ có một nguồn:

    I = \frac{\xi }{{R + r}} = \frac{\xi }{{2R}}

    Thay nguồn điện trên bằng 3 nguồn điện giống nhau mắc song song thì suất điện động là E, điện trở trong \frac{r}{3}. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

    I' = \frac{{3\xi }}{{R + 3r}} = \frac{{3\xi }}{{4R}}

    => I' = 1,5I

  • Câu 3: Nhận biết
    Cường độ dòng điện được đo bằng

    Cường độ dòng điện được đo bằng

    Hướng dẫn:

     Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính thời gian đun sôi nước

    Một bếp điện gồm các dây điện trở có giá trị lần lượt là R_1 = 4Ω, R_2 = 6Ω. Khi bếp chỉ dung điện trở R_1 thì đun sôi một ấm nước trong thời gian 10 phút. Thời gian cần thiết để đun sôi ấm trên khi dùng hai dây R1 mắc song song với R2 bằng:

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    Q = \frac{{{U^2}}}{{{R_1}}}.{t_1} = \frac{{{U^2}}}{{{R_2}}}.{t_2}\left( * ight)

    Gọi t_3 là thời gian đun sôi ấm nước khi mắc R1 mắc song song với R2 ta có:

    Q = \dfrac{{{U^2}}}{{\dfrac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}.{t_3}\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) suy ra: {t_3} = 6 (phút)

  • Câu 5: Nhận biết
    Công thức cường độ dòng điện không đổi

    Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:

    Hướng dẫn:

    Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là: I = q/t

  • Câu 6: Nhận biết
    Tính suất điện động và điện trở

    Nếu bộ nguồn có các nguồn điện giống nhau được mắc n hàng (dãy), mỗi hàng có m nguồn mắc nối tiếp, thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị là

    Hướng dẫn:

    Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn có giá trị là {E_b} = m.E,{r_b} = \frac{{m.r}}{n}

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính công suất tiêu thụ

    Một nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong 2Ω. Mắc song song vào hai cực của nguồn này hai bóng đèn giống hệ nhau có điện trở là 6Ω. Công suất tiêu thụ mỗi bóng đèn là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện trong mạch chính:

    I = \dfrac{E}{{r + \dfrac{{{R_d}}}{2}}} = \dfrac{3}{{2 + \dfrac{6}{2}}} = 0,6\left( A ight)

    Hiệu điện thế hai đầu mỗi bóng đèn là:

    U = E – I.r = 3 - 0,6.2 = 1,8V

    Công suất tiêu thụ mỗi bóng đèn là:

    {P_d} = \frac{{{U^2}}}{{{R_d}}} = \frac{{1,{8^2}}}{6} = 0,54\left( W ight)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính suất điện động của nguồn

    Công thức lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

    Hướng dẫn:

    Công cuả lực lạ làm di chuyển điện tích q = 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là:

    \begin{matrix}  A = qE = 24J \hfill \\   \Rightarrow E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{24}}{4} = 6\left( V ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng điện

    Trên một bóng đèn có ghi: 3V - 3W, khi mắc bóng đèn trên vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng đèn là

    Hướng dẫn:

    Trên bóng đèn có ghi: 3V - 3W nghĩa là:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {{P_{dm}} = 3W} \\   {{U_{dm}} = 3V} \end{array}} ight. \Rightarrow R = \frac{{{U^2}_{dm}}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{3^2}}}{3} = 3\left( \Omega  ight)

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiệu suất của nguồn điện

    Cho mạch điện như hình, R_1 = 1Ω, R_2 = 5Ω, R_3 = 12Ω, 𝛏=3V, r = 1Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.

    Tính hiệu điện thế R3

    Hiệu suất của nguồn điện bằng

    Hướng dẫn:

    Hiệu suất của nguồn điện là:

    H = \frac{U}{E}.100\%  = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}.100\%  = 80\%

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính điện trở trong

    Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R_1 = 3Ω đến R_2 = 10,5Ω thì hiệu suất của nguồn điện tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện bằng

    Hướng dẫn:

    Hiệu suất của nguồn điện trong hai trường hợp tương ứng là:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  {H_1} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_1} + r}} \hfill \\  {H_2} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_2} + r}} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow \dfrac{{{H_1}}}{{{H_2}}} = 2 \hfill \\   \Rightarrow \dfrac{{{R_1}.\left( {{R_1} + r} ight)}}{{{R_2}.\left( {{R_2} + r} ight)}} = 2 \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{10,5}}{3}.\dfrac{{3 + r}}{{10,5 + r}} = 2 \hfill \\   \Leftrightarrow r = 7\left( \Omega  ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính thời gian đun sôi nước

    Một bếp điện gồm các dây điện trở có giá trị lần lượt là R_1 = 4Ω, R_2 = 6Ω. Khi bếp chỉ dùng điện trở R_1 thì đun sôi một ấm nước trong thời gian 10 phút. Thời gian cần thiết để đun sôi ấm trên khi chỉ sử dụng điện trở R_2:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  Q = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}}.{t_1} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_2}}}.{t_2} \hfill \\   \Rightarrow {t_2} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}}.{t_1} = \dfrac{6}{4}.10 = 15 \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính I và R

    Một ấm điện có ghi 120V-480W, người ta sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế 120V để đun nước. Điện trở của ấm và cường độ dòng điện qua ấm bằng

    Hướng dẫn:

    Ấm điện có ghi 120V-480W nghĩa là 

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {{P_{dm}} = 480W} \\   {{U_{dm}} = 120V} \end{array}} ight. \Rightarrow R = \frac{{{U^2}_{dm}}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{{120}^2}}}{{480}} = 30\left( \Omega  ight)

    Khi sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế U = 120V để đun nước thì cường độ dòng điện qua ấm là: I = \frac{U}{R} = \frac{{120}}{{30}} = 4\left( A ight)

  • Câu 14: Thông hiểu
    Cường độ dòng điện trong mạch I

    Trong mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động 𝛏, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I được xác định bằng công thức:

    Hướng dẫn:

    Định luật ôm đối với toàn mạch: I = \frac{\xi }{{R + r}}

    Khi có hiện tượng đoản mạch (R = 0) thì cường độ dòng điện trong mạch là: I = \frac{\xi }{r}

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số chỉ của ampe kế (A)

    Cho mạch điện như hình vẽ:

    Tính cường độ dòng điện

    Bỏ qua điện trở của dây nói R_1 = 3Ω; R_2 = 6Ω, R_3 = 4Ω, R_4 = 12Ω; 𝛏=12V,r = 2Ω, R_A = 0. Số chỉ của ampe kế (A) là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện qua R_4 là:

    \begin{matrix}  {I_4} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_4}}} = \dfrac{{I.{R_N}}}{{{R_4}}} = \dfrac{{2.4}}{{12}} = \dfrac{2}{3}\left( A ight) \hfill \\  {I_3} = I - {I_4} = 2 - \dfrac{2}{3} = \dfrac{4}{3}\left( A ight) \hfill \\  {I_1} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}.{I_2}}} \Rightarrow {I_1} = 2{I_2}\left( * ight) \hfill \\  {I_1} + {I_2} = {I_3} \Rightarrow {I_1} + {I_2} = \dfrac{4}{3}\left( {**} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Từ (*) và (**) => {I_1} = \frac{8}{9}\left( A ight)

    \Rightarrow {I_A} = I - {I_2} = 2 - \frac{9}{8} = \frac{{10}}{9}\left( A ight)

  • Câu 16: Nhận biết
    Tính công suất mạch ngoài

    Cho mạch điện như hình, R_1 = 1Ω, R_2 = 5Ω, R_3 = 12Ω, 𝛏=3V, r = 1Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.

    Tính hiệu điện thế R3

    Công suất mạch ngoài là

    Hướng dẫn:

    Công suất mạch ngoài là: {P_N} = U.I = 2,4.0,6 = 1,44\left( W ight)

  • Câu 17: Nhận biết
    Chuyển hóa năng lượng

    Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ

    Hướng dẫn:

    Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành điện năng.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tính số electron

    Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó trong 20s là:

    Hướng dẫn:

    Điện lượng dịch chuyển qua dây dẫn:

    q = I.t = 0,32.20 = 6,4\left( C ight)

    Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó trong 20s là:

    {N_e} = \frac{q}{e} = \frac{{6,4}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {4.10^{19}}

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng điện qua mạch

    Cho mạch điện như hình 10.6, bỏ qua điện trở của dây nối. Biết 𝛏_1=3V. 𝛏_2=12V, R_1=0,5Ω; R_2=1Ω ; R=2,5Ω , U_{AB}=10V

    Tính cường độ dòng điện qua mạch

    Cường độ dòng điện qua mạch là:

    Hướng dẫn:

    Định luật Ohm cho đoạn mạch AB:

    {I_{AB}} = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{10 + 3 - 12}}{{2,5 + 0,5 + 1}} = 0,25\left( A ight)

  • Câu 20: Nhận biết
    Chọn công thức đúng

    Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động 𝛏 và điện trở trong r. Công thức đúng là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: n nguồn giống nhau mắc song song nên {E_b} = E

    Điện trở của bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau mắc song song: {r_b} = \frac{r}{n}

  • Câu 21: Nhận biết
    Tìm hệ thức liên hệ

    Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch là:

    Hướng dẫn:

    Hệ thức liên hệ giữa cường độ dòng điện I chạy trong mạch gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r nối tiếp với mạch ngoài có điện trở R là: I = \frac{E}{{R + r}}

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính số chỉ của ampe kế

    Cho mạch điện như hình vẽ bỏ qua điện trở của dây nối và các ampe kế:

    Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính

    Biết R1 = 2Ω, R2 = 3Ω, R3 = 6Ω, ξ = 6V, r = 1Ω. Số chỉ của ampe kế là:

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện qua R_1 là:

    {I_1} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_1}}} = \frac{{E - I.r}}{{{R_1}}} = \frac{{6 - 3.1}}{2} = 1,5\left( A ight)

    Cường độ dòng điện ampe kế là:

    {I_{A_1}} = I - {I_1} = 3 - 1,5 = 1,5\left( A ight)

    Cường độ dòng điện qua ampe kế A_2 là: 

    {I_{{A_2}}} = I - {I_3} = 3 - 0,5 = 2,5\left( A ight)

  • Câu 23: Nhận biết
    Tính công suất

    Khi nối hai cực của nguồn điện với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian một phút là 720J. Công suất của nguồn điện bằng:

    Hướng dẫn:

    Công suất của nguồn điện bằng:

    P = \frac{A}{t} = \frac{{720}}{{60}} = 12\left( W ight)

  • Câu 24: Thông hiểu
    Tính điện trở trong của nguồn điện

    Một điện trở 4Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động 𝛏 = 1,5V để tạo thành một mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này bằng 0,36W. Điện trở trong của nguồn điện là

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {P = {I_2}R = 4{I_2}} \\   {I = 0,3A} \end{array}} ight.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là: U = I.R = 1,2\left( V ight)

    Ta lại có:

    I = \frac{\xi }{{R + r}} \Leftrightarrow 0,3 = \frac{{1,5}}{{4 + r}} \Rightarrow r = 1\left( \Omega  ight)

  • Câu 25: Thông hiểu
    Tính giá trị các điện trở

    Một nguồn điện có suất điện động ξ = 6V, điện trở trong r = 2Ω, mạch ngoài có biến trở R. Thay đổi R thì thấy khi R = R1 hoặc R = R2, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài không đổi và bằng 4W. R1 và R2 có giá trị

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  P = R.{I^2} \hfill \\   \Leftrightarrow P = \dfrac{{R.{E^2}}}{{{{\left( {R + r} ight)}^2}}} \hfill \\   \Leftrightarrow P = \dfrac{{R.{E^2}}}{{{R^2} + 2Rr + {r^2}}} \hfill \\   \Leftrightarrow 5{R^2} - 5R + 4 = 0 \hfill \\   \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}  {{R_1} = 1\left( \Omega  ight)} \\   {{R_2} = 4\left( \Omega  ight)} \end{array}} ight. \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 26: Nhận biết
    Cấu trúc pin điện hóa

    Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch

    Hướng dẫn:

    Pin điện hóa được ngâm trong dung dịch chất điện phân, dung dịch đó có thể là muối, axit hoắc bazo.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Tính công của pin sinh ra

    Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V công của pin này sinh ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là:

    Hướng dẫn:

    Công của nguồn điện là: A = q.E =1,1.27 = 29.7J

  • Câu 28: Thông hiểu
    Tính công suất của acquy

    Một acquy có suất điện động 6V. Nếu acquy này làm dịch chuyển 3,4.1018 electron từ cực dương tới cực âm của acquy trong 1 giây thì công suất của acquy này là:

    Hướng dẫn:

    Công suất của acquy này là:

    \begin{matrix}  P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{qE}}{t} = \dfrac{{{N_e}.e.E}}{t} \hfill \\   \Rightarrow P = \dfrac{{3,{{4.10}^{18}}.1,{{6.10}^{ - 19}}.6}}{1} = 3,264\left( W ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 29: Nhận biết
    Công thức công suất của nguồn điện

    Công suất của nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r khi dòng điện có cường độ I chạy qua được tính bằng công thức:

    Hướng dẫn:

    Công suất của nguồn điện P = E.I

  • Câu 30: Nhận biết
    Biến đổi điện năng

    Dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng?

    Hướng dẫn:

    Dụng cụ biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng là ấm điện.

  • Câu 31: Nhận biết
    Tính công suất nguồn điện

    Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở các đoạn dây nói. Biết

    {R_1} = 3\Omega ,{R_2} = 6\Omega,{R_3} = 1\Omega ,E = 6V,r = 1\Omega

    Hiệu điện thế của nguồn điện

    Công suất của nguồn điện là:

    Hướng dẫn:

     Công suất của nguồn điện: 

    {P_N} = E.I = 6.1,5 = 9\left( W ight)

  • Câu 32: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: "Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian"

    Vì dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

  • Câu 33: Nhận biết
    Đặc trưng suất điện động của nguồn điện

    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:

    Hướng dẫn:

    Suất điện động của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó

  • Câu 34: Thông hiểu
    Tính hiệu điện thế U

    Một điện trở 4Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động 𝛏 = 1,5V để tạo thành một mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này bằng 0,36W. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}  {P = {I_2}R = 4{I_2}} \\   {I = 0,3A} \end{array}} ight.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là: U = I.R = 1,2\left( V ight)

  • Câu 35: Thông hiểu
    Tính I

    Cho mạch điện như hình vẽ:

    Tính I

    Biết UAB = 9V; 𝛏=3V; r = 0,5Ω; R1 = 4,5Ω; R2 = 7Ω. Cường độ dòng điện trong mạch là:

    Hướng dẫn:

    Ta thấy {U_{AB}} > 0 nên dòng diện có chiều đi tử A đến B => E là nguồn thu.

    Áp dụng định luật Ohm cho đoạn mạch AB chứa máy thu ta có:

    {I_{AB}} = \frac{{E - {U_{AB}}}}{{R + r}} = \frac{{ - 3 + 9}}{{4,5 + 7 + 0,5}} = 0,5\left( A ight)

  • Câu 36: Vận dụng
    Tính điện trở trong của nguồn

    Dùng một nguồn điện để thắp sang lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 1Ω và R2 = 4Ω, khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn đó như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  \left\{ \begin{gathered}  {P_1} = {R_1}.{I^2} = \dfrac{{{R_1}.{E^2}}}{{{{\left( {{R_1} + E} ight)}^2}}} \hfill \\  {P_2} = {R_2}.{I^2} = \dfrac{{{R_2}.{E^2}}}{{{{\left( {{R_2} + E} ight)}^2}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\  {P_1} = {P_2} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{{R_1}.{E^2}}}{{{{\left( {{R_1} + E} ight)}^2}}} = \dfrac{{{R_2}.{E^2}}}{{{{\left( {{R_2} + E} ight)}^2}}} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{{4 + r}}{{1 + r}} = 2 \Rightarrow r = 2\left( \Omega  ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 37: Thông hiểu
    Tính công suất tiêu thụ

    Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E=6V, điện trở trong không đáng kể, bỏ qua điện trở của dây nối.

    Tính công suất tiêu thụ

    Cho R_1 = R_2 = 30Ω, R_3 = 7,5Ω. Công suất tiêu thụ trên R_3

    Hướng dẫn:

    r = 0 => {U_N} = {U_{123}} = E = 6\left( V ight)

    Mạch ngoài gồm {R_1}//{R_2}//{R_3} \Rightarrow {U_3} = {U_{123}} = 6\left( V ight)

    Công suất tiêu thụ R_3:

    {P_3} = \frac{{{U_3}^2}}{{{R_3}}} = \frac{{{6^2}}}{{7,5}} = 4,8\left( W ight)

  • Câu 38: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Tìm phát biểu sai

    Hướng dẫn:

    Độ giảm thế trên đoạn mạch: {U_N} = I.{R_N}

    Suất điện động của nguồn điện: E = I.{R_N} + I.r > {U_N}

  • Câu 39: Thông hiểu
    Tính điện lượng chuyển qua điện trở

    Đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu điện trở 20Ω trong khoảng thời gian 10s. Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện qua điện trở là:

    I = \frac{U}{R} = \frac{{24}}{{20}} = 1,2\left( A ight)

    Điện lượng dịch chuyển qua điện trở:

    q = I.t = 1,2.10 = 12\left( C ight)

  • Câu 40: Nhận biết
    Công thức tính công suất tỏa nhiệt

    Đặt một hiệu điện thế U vào hai dầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:

    Hướng dẫn:

    Công suất tỏa nhiệt P trên điện trở khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian: P = R.{I^2} = U.I = \frac{{{U^2}}}{R}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (38%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (12%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 579 lượt xem
Sắp xếp theo