Luyện tập Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn (Phần 1)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đặc điểm của cảm ứng từ

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ tại một điểm:

    + Tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.

    + Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn.

    + Phụ thuộc vào vị trí của điểm đang xét.

    + Phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài tại một điểm M cách sợi dây một đoạn R: B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}

    Do vậy để cảm ứng từ không đổi khi điểm M dịch chuyển thì điểm M phải dịch chuyển theo đường song song với dòng điện.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tìm mũi tên đúng hướng

    Cho hình vẽ dưới đây:

    Tìm mũi tên đúng hướng

    Tìm mũi tên nào đúng hướng của từ trường tạo ra bởi dòng điện trong ống dây thẳng, dài?

    Hướng dẫn:

    Vectơ cảm ứng từ \overrightarrow B do dòng điện chạy trong ống dây dài ở trong lòng ống dây (nơi có từ trường đều) có:

    + Điểm đặt: tại điểm ta xét.

    + Phương: song song với trục của ống dây.

    + Chiều: xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc. 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính độ lớn cảm sức từ

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không có cường độ I = 10A. Cảm ứng từ tại một điểm nằm cách dòng điện 2cm có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ tại một điểm cách dòng điện 2cm có độ lớn là:

    B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{10}}{{0,02}} = {10^{ - 4}}\left( T ight)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng diện

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Biết cảm ứng từ tại vị trí cách dòng điện 3cm có độ lớn là 2.10-5T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{R} \hfill \\   \Rightarrow I = \dfrac{{B.R}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 5}}{{.3.10}^{ - 2}}}}{{{{2.10}^{ - 7}}}} = 3\left( A ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính khoảng cách

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng dài, dài đặt trong chân không có cường độ I = 5A. Gọi M là một điểm gần dòng điện, cảm ứng từ tại M có độ lớn là 2.10-5T. Khoảng cách từ M đến dòng điện là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{R} \hfill \\   \Rightarrow R = \dfrac{{{{2.10}^{ - 7}}.I}}{B} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 7}}.5}}{{{{2.10}^{ - 5}}}} = 0,05m = 5cm \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính cảm ứng từ tại trung điểm của MN

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Trên đường thẳng ∆ vuông góc với dây dẫn có hai điểm M và N nằm ở một phía so với sợi dây. Biết cảm ứng từ tại M và N có độ lớn lần lượt là B_M = 3.10^{-5}TB_N = 2.10^{-5}T. Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn MN có độ lớn là

    Hướng dẫn:

    Gọi I là giao của ∆ với dây dẫn, P là trung điểm cuả MN. Vì M và N nằm cùng một phía so với sợi dây

    => PI = \frac{{MI + NI}}{2}

    Do I không thay đổi nên B tỉ lệ nghịch với r.

    \begin{matrix}   \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  {B_M} \sim \dfrac{1}{{MI}} \hfill \\  {B_N} \sim \dfrac{1}{{NI}} \hfill \\  {B_P} \sim \dfrac{1}{{PI}} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  MI \sim \dfrac{1}{{{B_M}}} \hfill \\  NI \sim \dfrac{1}{{{B_N}}} \hfill \\  PI \sim \dfrac{1}{{{B_P}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight. \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{1}{{{B_P}}} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{{{B_N}}} + \dfrac{1}{{{B_M}}}} ight) \hfill \\   \Rightarrow {B_P} = 2,{4.10^{ - 5}}\left( T ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 8: Vận dụng
    Khoảng cách từ M đến dây dẫn

    Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng dài đặt trong chân không. Gọi M và N là hai điểm trên đường thẳng ∆ nằm vuông góc với dây dẫn, ở cùng một phía so với dây dẫn và điểm M gần dây dẫn hơn. Biết độ lớn của cảm ứng tại M lớn gấp 1,2 lần độ lớn cảm ứng từ tại N và khoảng cách MN bằng 2cm. Khoảng cách từ M đến dây dẫn bằng:

    Hướng dẫn:

    Do I không đổi nên: \frac{{{B_M}}}{{{B_N}}} = \frac{{{r_N}}}{{{r_M}}} = \frac{{12}}{{10}}\left( * ight)

    Ta lại có: {r_N} - {r_M} = MN = 2cm\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) suy ra: {r_M} = 10cm

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Khảo sát từ trường của một dòng điện thẳng, dài có cường độ không đổi. Gọi M là một điểm gần dòng điện và cách dòng điện một khoảng r. Những điểm mà cảm ứng từ tại đó cùng hướng, cùng độ lớn với cảm ứng từ tại điểm M nằm trên

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài tại một điểm M cách sợi dây một đoạn R: B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}

    Do vậy để cảm ứng từ không đổi khi điểm M dịch chuyển thì R không đổi, do đó điểm M phải dịch chuyển theo đường thẳng qua M và song song với dòng điện.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính độ lớn cảm ứng từ

    Gọi d1, d2 là hai đường thẳng song song cách nhau 4cm trong chân không. M là một điểm trong mặt phẳng chứa d1, d2. Biết khoảng cách từ M đến d1 lớn hơn khoảng cách từ M đến d2 là 4cm. Đặt một dòng điện không đổi trùng với đường thẳng d1 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là B1 = 0,12T. Đưa dòng điện tới vị trí trùng với đường thẳng d2 thì cảm ứng từ tại M có độ lớn là B2 = 0,10T. Cảm ứng từ tại một điểm trên đường d1 có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Do I không đổi nên: \frac{{{B_1}}}{{{B_2}}} = \frac{{{r_2}}}{{{r_1}}} = \frac{5}{6}\left( * ight)

    Gọi khoảng cách của hai đường d_1,d_2 là a, ta có:

    {r_2} - {r_1} = a = 4\left( {cm} ight)\left( {**} ight)

    Từ (*) và (**) ta tìm được: \left\{ \begin{gathered}  {r_2} = 24cm \hfill \\  {r_1} = 20cm \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    Khi đưa dòng điện tới vị trí trùng với đường thẳng d_2 thì cảm ứng từ tại một điểm trên đường thẳng d_1 có độ lớn là B, ta có:

    \begin{matrix}  \dfrac{B}{{{B_2}}} = \dfrac{{{r_2}}}{{{r_2} - {r_1}}} = \dfrac{{20}}{4} = 5 \hfill \\   \Rightarrow B = 0,5\left( T ight) \hfill \\ \end{matrix}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (10%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 98 lượt xem
Sắp xếp theo