Luyện tập Lực từ. Cảm ứng từ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn công thức đúng

    Một phần tử dòng điện có chiều dài l, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vectơ cảm ứng từ {\overrightarrow B }:

    + Có hướng trùng với hướng của từ trường.

    + Có độ lớn bằng B = \frac{F}{{I.l}} với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần từ dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.

    + Đơn vị cảm ứng từ là tesla.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Cảm ứng từ tại một điểm

    Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

    Hướng dẫn:

    Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một vectơ cảm ứng từ {\overrightarrow B } luôn có hướng trùng với hướng của từ trường.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tìm đáp án không đúng

    Điều nào sau đây là không đúng?

    Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường luôn tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó, có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

    Nó đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Hoàn thành khẳng định

    Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

    Hướng dẫn:

    Lực từ \overrightarrow F tác dụng lên phần tử dòng điện {\overrightarrow I } đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là {\overrightarrow B }:

    + Có điểm đặt tại trung điểm của l.

    + Có phương vuông góc với {\overrightarrow B }{\overrightarrow I }.

    + Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

    + Có độ lớn F = B.I.l.\sin \alpha với \alpha là hợp của vectơ {\overrightarrow B } và chiều của {\overrightarrow I }.

    Do vậy F nhỏ nhất khi \alpha=0^0 hoặc 180^0 tức là khi đó phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm tỉ số độ lớn giữa các lực từ

    Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là:

    Hướng dẫn:

    Do cảm ứng từ không đổi và {l_1} = {l_2} nên: \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}.\frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{2}{1}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính độ lớn cảm ứng từ

    Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là:

    Hướng dẫn:

    Độ lớn của cảm ứng từ là:

    B = \frac{F}{{I.l}} = \frac{{0,04}}{{2.0,2}} = 0,1\left( T ight)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính độ lớn lực từ

    Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng:

    Hướng dẫn:

    Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng:

    F = B.I.l= 0,02.6.0,3 = 36.10^{−3}(N)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính độ lớn lực từ

    Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 600. Độ lớn của lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là:

    Hướng dẫn:

    Độ lớn của lực từ:

    \begin{matrix}  F = B.I.l.\sin \alpha  \hfill \\   \Rightarrow F = 0,5.8.0,2.\sin {60^0} = 0,4\sqrt 3 \left( N ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính lực từ và góc hợp lực

    Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o (hình vẽ dưới đây).

    Tính lực từ và góc hợp lực

    Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Vì các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây nên:

    Lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là:

    {F_{MN}} = B.I.MN

    \begin{matrix}   \Rightarrow \dfrac{{{F_{NP}}}}{{{F_{MN}}}} = \dfrac{{NP}}{{MN}} \hfill \\   \Rightarrow {F_{NP}} = {F_{MN}}.\dfrac{{NP}}{{MN}} \hfill \\   \Rightarrow {F_{NP}} = \dfrac{{{F_{MN}}}}{{\cos {{30}^0}}} = 0,2\sqrt 3 \left( N ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính cảm ứng từ

    Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua với cường độ I = 5A. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một đoan r = 4cm có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng từ tại điểm M là: 

    B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}

    = {2.10^{ - 7}}.\frac{5}{{{{4.10}^{ - 2}}}} = 2,{5.10^{ - 5}}\left( T ight)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (10%):
    2/3
  • Thông hiểu (80%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 105 lượt xem
Sắp xếp theo