Dòng điện trong chân không

Khoahoc.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 16: Dòng điện trong chân không. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

I. Bản chất của dòng điện trong chân không

  • Chân không là môi trường đã được lấy đi các phân tử khí. Nó không chứa các hạt tải điện nên không dẫn điện. Để chân không dẫn điện ta phải đưa các electron vào trong đó.
  • Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào trong khoảng chân không đó.

II. Tia catot

1. Tính chất của tia catot

  • Tia catot phát ra từ catot theo phương vuông góc với bề mặt catot. Gặp một vật cản, nó bị chặn lại và làm vật đó tích điện âm.
  • Tia catot mang năng lượng, nó có thể làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các vật mà nó rọi vào và tác dụng lực lên các vật đó.
  • Từ trường làm tia catot lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và phương của từ trường, còn điện trường làm tia catot lệch theo chiều ngược với chiều của điện trường.

2. Bản chất của tia catot

Dòng điện trong chân không

  • Tia catot là một dòng các electron phát ra từ catot; do áp suất của khí thấp, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ của các electron này va chạm với phân tử khí và làm ion hóa chúng. 
  • Các ion dương nhận năng lượng của điện trường, đập vào catot và sinh ra các electron mới để duy trì quá trình phóng điện.
  • Đại bộ phận các electron còn lại, không bị va chạm với các phân tử khí. Chúng chuyển động như các electron tự do trong chân không.

Tia catot thực chất là dòng electron phát ra từ catot và bay gần như tự do trong ống thí nghiệm.

4. Ứng dụng

Ứng dụng phổ biến nhất của tia catot là để làm ống phóng điện tử và đèn hình.

  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo