Luyện tập Dòng điện không đổi - Nguồn điện

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 17 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 17 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chuyển hóa năng lượng

    Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ

    Hướng dẫn:

    Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành điện năng.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính điện lượng chuyển qua điện trở

    Đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu điện trở 20Ω trong khoảng thời gian 10s. Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện qua điện trở là:

    I = \frac{U}{R} = \frac{{24}}{{20}} = 1,2\left( A ight)

    Điện lượng dịch chuyển qua điện trở:

    q = I.t = 1,2.10 = 12\left( C ight)

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: "Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian"

    Vì dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hoàn thành khẳng định

    Hai điện cực kim loại trong pin điện hoá phải

    Hướng dẫn:

    Pin là nguồn điện hóa học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân.

    Hai điện cực đó là hai vật dẫn khác chất.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng điện

    Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

    I = \frac{q}{t} = \frac{{{{5.10}^{ - 3}}}}{2} = 2,{5.10^{ - 3}}\left( A ight) = 2,5mA

  • Câu 6: Thông hiểu
    Điều kiện để có dòng điện

    Điều kiện để có dòng điện là:

    Hướng dẫn:

    Chỉ cần duy trì được hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn thì dòng điện được duy trì.

  • Câu 7: Nhận biết
    Cấu trúc pin điện hóa

    Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch

    Hướng dẫn:

    Pin điện hóa được ngâm trong dung dịch chất điện phân, dung dịch đó có thể là muối, axit hoắc bazo.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Đơn vị cường độ dòng điện

    Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là

    Hướng dẫn:

    Ta có: I=Δq/Δt trong đó ∆q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t.

    ∆q có đơn vị Culông (C), ∆t có đơn vị là giây (s).

    => I có đơn vị là Culông trên giây (C/s).

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng điện

    Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng diện có cường độ 3A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại, cường dộ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  {q_1} = {q_2} \hfill \\   \Leftrightarrow {I_1}.{t_1} = {I_2}.{t_2} \hfill \\   \Rightarrow {I_2} = \dfrac{{{I_1}.{t_1}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{3.1}}{{15}} = 0,2\left( A ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính công của pin sinh ra

    Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V công của pin này sinh ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là:

    Hướng dẫn:

    Công của nguồn điện là: A = q.E =1,1.27 = 29.7J

  • Câu 11: Nhận biết
    Cường độ dòng điện được đo bằng

    Cường độ dòng điện được đo bằng

    Hướng dẫn:

     Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính điện lượng dịch chuyển qua acquy

    Suất điện động của một acquy là 3V lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là

    Hướng dẫn:

    Ta có: E = \frac{A}{q} \Rightarrow q = \frac{A}{E} = \frac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}\left( C ight)

  • Câu 13: Nhận biết
    Công thức cường độ dòng điện không đổi

    Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:

    Hướng dẫn:

    Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là: I = q/t

  • Câu 14: Nhận biết
    Đặc trưng suất điện động của nguồn điện

    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:

    Hướng dẫn:

    Suất điện động của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính cường độ dòng điện

    Một bộ acquy có suất điện động 12V. Khi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  A = q.E = E.I.t \hfill \\   \Rightarrow I = \dfrac{A}{{E.t}} = \dfrac{{720}}{{12.5.60}} = 0,2\left( A ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính số electron

    Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó trong 20s là:

    Hướng dẫn:

    Điện lượng dịch chuyển qua dây dẫn:

    q = I.t = 0,32.20 = 6,4\left( C ight)

    Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó trong 20s là:

    {N_e} = \frac{q}{e} = \frac{{6,4}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {4.10^{19}}

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tính suất điện động của nguồn

    Công thức lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

    Hướng dẫn:

    Công cuả lực lạ làm di chuyển điện tích q = 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là:

    \begin{matrix}  A = qE = 24J \hfill \\   \Rightarrow E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{24}}{4} = 6\left( V ight) \hfill \\ \end{matrix}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (41%):
    2/3
  • Thông hiểu (59%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3.392 lượt xem
Sắp xếp theo