Khoahoc.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Vật lý 11 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Ví dụ minh họa:
Mô tả hình học hiện tượng khúc xạ ánh sáng như sau:
Trong đó:
+ SI là tia tới.
+ I là điểm tới.
+ N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
+ IR là tia khúc xạ.
+ IS’ là tia phản xạ.
+ i là góc tới, r là góc khúc xạ.
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới).
Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Trong đó:
+ n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2).
+ n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1).
Chiết suất của một số môi trường
Liên hệ giữa chiết suất và vận tốc truyền của ánh sáng trong các môi trường:
Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết ở dạng đối xứng
Chú ý: Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng. Người ta thiết lập được hệ thức về chiết suất tuyệt đối n của một môi trường như sau:
Trong đó:
c là tốc độ ánh sáng trong chân không
v là tốc độ ánh sáng trong môi trường
Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
Từ tính thuận nghịch ta có
Tính thuận nghịch này cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và sự phản xạ.