Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (chi tiết)

I. Tác giả

- Sơn Nam (1926 - 2008) còn có bút danh khác là Phạm Đông Thới, tên khai sinh là Phạm Minh Tài.

- Ông sinh ra ở làng Đông Thới, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang…

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở khu IX.

- Từ năm 1954 đến năm 1975, ông làm báo - viết văn ở Sài Gòn.

- Sau năm 1975, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. ‘

- Một số tác phẩm: Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung, Hương rừng Cà Mau, Người Sài Gòn…

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

“Bắt sấu rừng U Minh Hạ” thuộc tập truyện ngắn “Hương rừng Cà Mau”.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “của mình ngoài Huế”: Ông Năm Hên chèo thuyền xuống đến làng Khánh Lâm bắt sấu
  • Phần 2. Còn lại. Câu chuyện bắt sấu của ông Năm Hên qua lời kể của Tư Hoạch.

3. Tóm tắt

Tin đồn có cá sấu ở ngọn rạch Cái Tàu đến tai ông Năm Hên – người thợ già chuyên bắt cá sấu ở Kiên Giang. Ông bơi xuồng đến địa phận làng Khánh Lâm, ngọn rạch Cái Tàu. Ông bắt cá sấu không phải vì tiền bạc, phú quý mà để giúp dân và trả thù cho người anh trai bị cá sấu bắt ngày trước. Buổi sáng hôm sau, Tư Hoạch - một người dân địa phương dẫn ông lên ao cá sấu. Buổi chiều, ông trở về cùng với 45 con cá sấu nối đuôi nhau theo thuyền. Tư Hoạch kể lại cách bắt sấu phi phàm của ông Năm Hên, ai nấy đều kính phục và tôn Năm Hên là “bậc thánh xứ này”.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Thiên nhiên U Minh Hạ

- Bao la, kỳ thú nhưng cũng đầy hoang sơ, nguy hiểm.

- Sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, rừng tràm rộng lớn…

- Có nhiều thú dữ như heo rừng, cọp, cá sấu… Đặc biệt là loài cá sấu vô cùng nguy hiểm “Cá sấu lội từng đàn” và “nhiều như trái mù u chín rụng”...

2. Nhân vật ông Năm Hên

a. Tính cách

- Một con người phóng khoáng, giản dị, mộc mạc: “một chiếc xuồng ba lá, có vỏn vẹn một lọn nhang trầm và một hũ rượu”

- Ông cũng rất khiêm tốn: “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo”.

- Một con người sống rất tình cảm, nghĩa hiệp: “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó” - bắt cá sấu để trả thù cho anh và giúp người dân, chứ không vì tiền bạc, phú quý.

- Một con người gan góc, tài giỏi: bắt một lúc hàng chục con cá sấu.

b. Tài nghệ bắt cá sấu của ông

- Cách bắt thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

⇒ Ông được người dân ghi nhận công lao và nể phục: “Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi”.

c. Ý nghĩa về tiếng hát của ông

- Tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

- Sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Tác phẩm đã cho thấy thiên nhiên hoang sơ, kì bí cũng như vẻ đẹp của con người vùng Cà Mau.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên…

Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ (ngắn gọn)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Qua tác phẩm trên, thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm nổi bật nào?

- Thiên nhiên vùng U Minh Hạ: hoang sơ, trù phú nhưng cũng nguy hiểm, nhiều bất trắc:

  • Nhiều kênh rạch, sông nước mênh mông, rừng tràm rộng lớn.
  • Nhiều thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu… Đặc biệt là “cá sấu thường đi ngược sông vào giữa rừng tràm sinh sống”, có người phát hiện “cái ao sấu lớn ở ngọn rạch Cái Tàu”, sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”.

- Con người vùng U Minh Hạ:

  • Sức sống mãnh liệt: bám trụ và gắn bó lâu đời với mảnh đất nhiều nguy hiểm, thử thách như rừng U Minh Hạ.
  • Giàu tình cảm, ân tình ân nghĩa: ông Năm Hên vì anh bị sấu bắt mà quyết trả thù sau thành rành nghề bắt sấu; chi tiết các cụ già sụt sùi nhớ đến tổ tiên, bạn bè từng bỏ mạng chốn rừng sâu nước độc vì miếng cơm manh áo…
  • Trí dũng, gan góc, can trường: “xóm này, thiếu gì trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”; ông Năm Hên bắt sấu…

Câu 2. Phân tích tính cách tài nghệ của nhân vật Năm Hên. Bài hát của Năm Hên gợi cho anh chị cảm nghĩ gì?

* Tính cách:

- Một con người phóng khoáng, giản dị, mộc mạc: “một chiếc xuồng ba lá, có vỏn vẹn một lọn nhang trầm và một hũ rượu”

- Ông cũng rất khiêm tốn: “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo”.

- Một con người sống rất tình cảm, nghĩa hiệp: “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó” - bắt cá sấu để trả thù cho anh và giúp người dân, chứ không vì tiền bạc, phú quý.

- Một con người gan góc, tài giỏi: bắt một lúc hàng chục con cá sấu.

* Tài nghệ bắt cá sấu của ông:

- Cách bắt thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

⇒ Ông được người dân ghi nhận công lao và nể phục: “Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi”.

* Ý nghĩa của bài hát:

- Tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

- Sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

Câu 3. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với cách kể tự nhiên, sinh động.

- Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.

- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả chân thực.

Câu 4. Cảm nhận của anh chị về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ.

- Truyện gợi cho người đọc những phát hiện thú vị về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc.

- Thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ và con người dũng cảm, gan góc đem đến cho người đọc tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ.

  • 394 lượt xem
Sắp xếp theo