Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

I. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới

a.  Điểm tương đồng về giọng điệu trong lời văn của hai bản: giàu sức biểu cảm.

- Đặc trưng riêng:

  • Đoạn (1): mạnh mẽ, đanh thép và quyết liệt
  • Đoạn (2): trầm lắng, thiết tha

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là dựa vào đối tượng và nội dung nghị luận.

c. Vai trò của cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp:

- Đoạn 1: sử dụng các từ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội; sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.

- Đoạn 2: sử dụng các từ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời; kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp…

2. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

a. Giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích:

  • Đoạn 1: hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Phương tiện biểu hiện giọng điệu: những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
  • Đoạn 2: ngợi ca, tha thiết, say mê. Phương tiện biểu hiện; tính từ chỉ trạng thái, mức độ; sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.

b. Những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy:

- Về đối tượng, nội dung nghị luận:

  • Đoạn 1: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
  • Đoạn 2: bàn luận về thơ Hàn Mặc Tử, lý giải tên “thơ điên, thơ loạn” thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống.

3. Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận: trang trọng, nghiêm túc.

Tổng kết: Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.

II. Luyện tập

Câu 1: Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong các đoạn trích trong SGK.

- Đoạn 1:

  • Các từ ngữ được sử dụng chính xác, đa số thuộc về lĩnh vực chính trị.
  • Các câu: sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định.

⇒ Giọng điệu, ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết, thể hiện khả năng thuyết phục cao.

- Đoạn 2:

  • Từ ngữ: ngôn ngữ tài hoa, uyên bác thuộc lĩnh vực văn học.
  • Các câu: điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu), tạo nên một.

⇒ Giọng điệu riêng của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Đoạn 3:

  • Từ ngữ: sử dụng các cặp tính từ tương phản.
  • Các câu: sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều... thì Từ).

⇒ Giọng điệu nhịp nhàng, cân đối, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật.

Câu 2: Anh chị hãy lựa chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn gọn (khoảng 1 - 2 trang) sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp.

a. 

I. Mở bài

- Giới thiệu về nội dung cần nghị luận: việc chọn nghề là việc quan trọng, cần thiết và luôn được đặt ra khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống.

II. Thân bài 

1. Vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp

- Xã hội càng phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá càng cao và sự phân công lao động càng được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

- Để tồn tại và đế tự khẳng định mình trong cuộc sống, mỗi người cần lựa chọn cho mình một nghề nghiệp và chuyên tâm theo đuổi, phấn đấu cho sự chọn lựa ấy.

2. Phương pháp lựa chọn nghề nghiệp

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền: ưu thế của sự lựa chọn này là nó sẽ đảm bảo cho tương lai một cuộc sống ổn định và dư dật về mặt vật chất. Vấn đề là ở chỗ chính sức hấp dẫn của nghề nghiệp sẽ tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao với những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã. Nếu bản thân người lựa chọn không đủ nội lực để đáp ứng và bản lĩnh đế trụ vững có thể sẽ vấp phải những khó khăn không lường trước được.

- Chọn nghề thời thượng: Ưu thế của sự lựa chọn này là sẽ đem lại cho người lựa chọn một sự tự tin nhất định. Đồng thời, những nghề được cho là thời thượng trong xã hội thường cũng là những nghề mang lại nguồn thu nhập cao nên cũng sẽ tạo ra sự đảm bảo vững chắc về kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý tới quy luật cung cầu của xã hội bởi nó có thề sẽ khiến cho cái hôm nay là thời thượng song đến ngày mai đã trở thành lạc hậu, lỗi thời.

- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường là cách lựa chọn của những người ưa cuộc sống bình thường, yên ổn. Khi yêu cầu của nghề nghiệp phù hợp với khả năng thực có, mồi người sẽ làm được tốt nhất công việc của chính mình, hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Trong trường hợp này, nếu có một năng lực tốt, con người hoàn toàn có thể khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân mình bằng những đóng góp nổi bật.

- Chọn nghề mà mình yêu thích sẽ tạo niềm say mê, thậm chí đam mê với công việc. Yếu tố tâm lý này rất quan trọng để kích thích khả năng, phát triển năng lực giúp người lựa chọn có thể làm tốt nhất các yêu cầu của công việc. Thường thì nghề yêu thích cũng là nghề mà người lựa chọn có khả năng đề đáp ứng vì có như vậy mới có niềm yêu thích thật sự.

3. Liên hệ bản thân

- Ý thức về việc lựa chọn nghề nghiệp.

- Trách nhiệm học tập rèn luyện để đạt được mục tiêu của bản thân.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp đối với thanh niên hiện nay.

b. 

I. Mở bài - Dẫn dắt từ ý kiến để giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm với bản thân khác với tính vị kỷ.
II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân. . . ; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

- Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.

- Lối sống vị kỉ: chỉ biết chăm lo đến lợi ích của cá nhân mình, xem thường lợi ích của người khác, của xã hội

2. Sự khác biệt giữa lối sống trách nhiệm và sống vị kỷ

* Sống trách nhiệm với bản thân cũng là sống có trách nhiệm với xã hội:

- Đối với học sinh:

  • Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
  • Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường
  • Có tinh thần yêu nước. . .
  • Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng
  • Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.

- Đối với công dân:

  • Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật
  • Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.
  • Biết chia sẻ và yêu thương
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
  • Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu.
  • Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ.
  • Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm.
  • Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa. . .
  • ai trò của sống có trách nhiệm

* Sống vị kỉ:

- Chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, có những hành động vi ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.

- Sống vô cảm, không biết đồng cảm với mọi người xung quanh…

3. Ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.

- Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

- Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

- Có được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

- Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

- Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

- Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

c. 

I. Mở bài - Dẫn dắt từ câu nói của Lét-xinh đến vấn đề cần nghị luận: thành công và thất bại trong cuộc sống.
II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

- “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.

- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

2. Mối quan hệ giữa thành công và thất bại

- Thất bại là mẹ thành công: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.

- Sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.

3. Bàn luận mở rộng

- Không có sự thành công nào mà không nếm trắc trở, đắng cay, và cũng không có sự thành công vĩnh cửu nếu ta không cố gắng liên tục.

- Không nên lầm lẫn giữa phương tiện sống và mục đích sống. Phải sống tốt, thành công trong tình yêu thương, đầm ấm, sự thanh thản và tình yêu trong tâm

- Trải qua thành công và thất bại sẽ giúp con người tìm ra được những giá trị cao đẹp của đời sống con người.

III. Kết bài

- Đánh giá lại vấn đề nghị luận. 

 

  • 685 lượt xem
Sắp xếp theo