- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh hải (nay là Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội và theo học ở trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Từ 1952 - 1958, ông công tác và chiến đầu tại Sư đoàn 320.
- Năm 1963, Nguyễn Minh Châu về Phòng Văn nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được rút trong tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu (1987).
Gồm 3 phần:
Theo yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau khi tìm hiểu và quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh. Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về bờ thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn. Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được Phùng quyết định vào ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương nhẹ. Ngay sau đó, Chánh án tên là Đẩu là bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lí do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm gia đình và nuôi sống gia đình. Phùng nhận ra rằng nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.
* Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là phát hiện về nghệ thuật.
* Anh đã phát hiện về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa là một “cảnh trời cho đắt giá”:
- Tâm trạng của họa sĩ Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
- Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ nhiếp ảnh là bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí.
- Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã cho thấy một hiện thực khó khăn mà con người phải đối mặt trong cuộc sống.
- Hình ảnh người đàn bà tưởng chừng cam chịu, ngu dốt, yếu đuối hóa ra lại là người bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và sống cho con chứ không sống cho mình.
- Chúng ta không thể nhìn cuộc sống một cách đơn giản, một chiều mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.
- Người đàn bà vùng biển: Một người phụ nữ xấu xí, vất vả nhưng giàu đức hy sinh, tình yêu thương con cái.
- Lão đàn ông độc ác: Vừa là thủ phạm gây nên đau khổ cho chính những người thân trong gia đình, vừa là nạn nhân của cuộc sống.
- Chị em thằng Phác: Những đứa trẻ giàu tình yêu thương mẹ, nhưng có cuộc sống bất hạnh khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: một người nghệ sĩ nhạy cảm, giàu lòng nhân ái.
Những phát hiện liên tiếp:
- Phát hiện vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khi chiếc thuyền ở xa.
- Phát hiện cảnh tàn khốc của gia đình hàng chài khi chiếc thuyền lại gần.
- Phát hiện vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà qua cuộc trò chuyện ở tòa án huyện.
⇒ Qua những phát hiện này, nhà văn đã gửi gắm tư tưởng nghệ thuật của mình.
- Ngôn ngữ kể chuyện: kể theo ngôi thứ nhất - lời của nhân vật Phùng - một người nghệ sĩ, từ đó tạo ra một điểm nhìn trần thuật độc đáo.
- Ngôn ngữ nhân vật: sinh động, phù hợp với tính cách của từng người.
- Hoàn cảnh:
- Khung cảnh mà Phùng phát hiện “cảnh trời cho đắt giá”:
- Tâm trạng của họa sĩ Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhìn thấy:
- Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.
- Ý nghĩa:
* Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài:
- Ngoại hình: trạc ngoài bốn mươi, thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng…
⇒ Hình ảnh một người phụ nữ xấu xí, lam lũ và khổ cực.
- Tính cách:
- Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.
* Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:
- Cảm thấy giận dữ, bất bình trước hoàn cảnh của người hàng chài.
- Sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.
⇒ Ý nghĩa: Cần phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng mà đánh giá toàn bộ bản chất của vấn đề.
Tổng kết:
- Nội dung: Chiếc thuyền ngoài xa mang một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Nghệ thuật: xây dựng cốt truyện hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo…
Nhân vật nào trong truyện để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
- Học sinh tự chọn một nhân vật.
- Gợi ý: Nhân vật người đàn bà hàng chài.
Lý do: Đây là một người phụ nữ giàu đức hy sinh, tình yêu thương - biểu tượng đẹp đẽ cho người phụ nữ Việt Nam. Qua câu chuyện nhân vật này, người đọc cũng nhận ra một bài học sâu sắc. Không thể nhìn cuộc sống một cách đơn giản, một chiều mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện.