a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:
(1) Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin: số lượng bò bị mất (mất bao nhiêu con bò).
(2) Lời đáp thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ nói đến việc dự định và niềm tin của mình.
(3) Cách trả lời của A Phủ có sự khôn khéo là: không trả lời thẳng mà gián tiếp công nhận việc để mất bò, sau đó “xin” được “lấy công chuộc tội”.
b. Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
- A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) trong giao tiếp: đưa thêm những thông tin không cần thiết cho câu hỏi trước đó.
a. Câu nói của Bá Kiến có hàm ý: từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo.
- Cách nói trên không đảm bảo phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch).
b. Những dạng câu hỏi:
- Lượt lời thứ nhất: "Chí Phèo đấy hở?". Câu này không nhằm mục đích hỏi. Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành động chào hỏi. Hàm ý của câu hỏi đó là Chí Phèo đến có chuyện gì.
- Lượt lời thứ hai: "Rồi làm ăn chứ cứ bám người ta mãi à?".Câu này nhằm mục đích thực hiện hành động thúc giục, bá Kiến có hàm ý ra lệnh cho Chí: "Hãy làm lấy mà ăn".
c. Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuối cùng: "Tao muốn làm người lương thiện".
- Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và nói một cách không rõ ràng.
a. Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động gợi ý.
- Ở lượt lời này, bà đồ thực chất đánh giá tài năng văn chương của ông đồ không hay. Bà đồ muốn khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b. Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trọng truyện để thể hiện sự lịch sự, tránh vi phạm phương châm lịch sự.
Phương án đúng: D. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.