- Văn học Việt Nam giai đoạn này là nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc… đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.
a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954
- Chủ đề bao trùm trong những ngày đầu đất nước giải phóng: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình.
- Từ năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
Các thể loại văn học:
b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
- Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng.
Các thể loại văn học:
c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975
- Văn học chặng đường này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Các thể loại văn học:
Lưu ý: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 cần phải lưu ý tới văn học vùng địch tạm chiếm (văn học dưới chế độ thực dân cũ hoặc mới). Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, nhiều xu hướng văn học tiêu cực phản động tồn tại đan xen nhau: xu hướng “chống cộng”, xu hướng đồi trụy… Nhưng bên cạnh đó, vẫn có xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học mới được khai sinh cùng với sự ra đời của nhà nước nhân dân còn non trẻ, lại trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, vận nước có lúc ngàn cân treo sợi tóc nên sớm được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Gắn bó với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Văn học Việt Nam giai đoạn này tập trung vào đề tài: Tổ quốc (bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước), chủ nghĩa xã hội.
⇒ Như vậy, có thể coi văn học như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng từ 1945 đến 1975: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Văn học giai đoạn này quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của những người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ về cuộc đời mới.
- Phần lớn những tác phẩm đều ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng. Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Văn học vừa mang đậm tính sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn được thể hiện qua việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Văn học giai đoạn này không phải không có những tác phẩm vượt ra ngoài hai khuynh hướng trên, nhưng đó chỉ thuộc về dòng phụ lưu của nền văn học.
- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mỹ kết thúc thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước.
- Từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách, khó khăn mới, nhất là khó khăn về kinh tế đòi hỏi đất nước phải đổi mới.
- Thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước.
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc, nhạy cảm với những vấn đề của đời sống, một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh.