Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

I. Hướng dẫn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1

a. Tìm hiểu đề
  • Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
b. Lập dàn ý * Mở bài
  • Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
* Thân bài
  • Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya (hình ảnh ánh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…)
  • Nhân vật trữ tình trong bài thơ mải lo việc nước, đến đêm khuya vẫn chưa ngủ.
  • Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
* Kết bài
  • Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

Đề 2

a. Tìm hiểu đề
  • Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi…
b. Lập dàn ý * Mở bài
  • Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).
* Thân bài
  • Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.
  • Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.
  • Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.
* Kết bài
  • Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

- Đối tượng: đoạn thơ, bài thơ.

- Nội dung: khái quát về đoạn thơ bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và bài thơ, đánh giá về đoạn thơ bài thơ.

Tổng kết:

- Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ…) Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ… của đoạn thơ.

- Bài viết thường có các nội dung sau:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
  • Đánh giá chung về bài thơ đoạn thơ.

II. Luyện tập

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

* Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Tràng giang, nội dung chính của khổ thơ 4.

* Thân bài:

- Hai câu thơ đầu với một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ:

  • Những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
  • Hình ảnh “cánh chim” xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.

- Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả:

  • Hình ảnh “dợn dợn vời con nước” miêu tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ.
  • Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước.

* Kết bài: Cảm nhận chung về đoạn thơ trên.

  • 11.470 lượt xem
Sắp xếp theo