- Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936.
- Quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Năm mười bốn tuổi, ông tham gia tổ chức thiếu sinh quân, rồi được cử đi học ở Khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc.
- Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cao và bắt đầu viết văn.
- Năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài…
- Năm 1998, ông được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979), Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, 1994)...
- Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.
- Văn bản trong SGK trích trừ chương 2 của tiểu thuyết.
Gồm 3 phần:
Chiều 30 Tết, chị Hoài về thăm nhà ông Bằng. Chị là vợ anh Tường liệt sĩ, con trai trưởng của ông. Dù chị đã đi bước nữa nhưng vẫn thường xuyên hỏi thăm gia đình ông. Các em trai, em dâu thấy chị Hoài về thăm đều vui vẻ, mừng rỡ. Chị Hoài về thăm còn mang biết bao nhiêu là thứ quà quê, nào là gạo nếp tăng sản, nào là giò thủ, nào là bột sắn dây, và một gói hạt giống mướp hương. Chị em nói chuyện, hỏi thăm, mừng vui vì đã lâu ngày mới gặp gỡ. Ông Bằng từ trên gác xuống cầu thang thấy chị Hoài, cả hai cha con đều xúc động. Nhìn cảnh ấy, Phượng nghẹn ngào, mắt ngấn lệ. Lý rất ý tứ mời ông Bằng khấn cho lễ cúng gia tiên bắt đầu. Ông Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ, rồi chị thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực. Mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.
- Những ấn tượng về nhân vật chị Hoài:
- Mọi người trong gia đình đều yêu quý chị Hoài vì:
* Ông Bằng:
- “Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”.
- “Giọng ông Bằng bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư con?”
- Ông Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt: “Anh ấy và các cháu vẫn khỏe chứ con?”.
⇒ Qua đó bộc lộ niềm vui mừng, xúc động không giấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất quý mến.
* Chị Hoài:
- “Gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
- Tiếng gọi của chị nghẹn ngào: “Ông!”
- Người phụ nữ thốt lên một tiếng như tiếng nấc.
⇒ Chị Hòa vui sướng khi được người lại người bố chồng đáng kính.
- Sự xúc động của hai nhân vật cho thấy tình cảm gia đình sâu nặng. Đó là tấm lòng của những con người giống như “trụ cột” nâng đỡ ngôi nhà.
- Sự tưởng nhớ về tổ tiên với tấm lòng thành kính, thiêng liêng.
- Dòng chảy truyền thống của gia đình được nói liền: quá khứ và hiện tại, thế hệ trước và thế hệ sau.
- Bữa cơm tất niên ấm cúng thể hiện những truyền thống tốt đẹp, tình cảm đầm ấm của một nếp nhà.
– Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ. Là Tình nghĩa, thuỷ chung.
– Mọi người trong gia đình đều yêu quý chi Hoài:
– Ông Bằng:
– Chị Hoài:
– Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.
– Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
- Nội dung: Câu chuyện kể về gia đình ông Bằng - một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Qua đó, nhà văn bày tỏ sự lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những thay đổi của thời cuộc.
- Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả tâm lí, ngôn ngữ tự nhiên…