Tiếng hát con tàu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê hương: huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định.

- Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn.

- Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

- Năm 1966, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu như: Điêu tàn, Gửi các anh, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Đối thoại mới, Hoa trên đá I, II…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bài thơ được in trong tập Ánh sáng và phù sa, một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường cách mạng.

b. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Lời giục giã, mời gọi lên đường.
  • Phần 2: Chín khổ thơ tiếp: Kỉ niệm về Tây Bắc trong kháng chiến.
  • Phần 3: Còn lại: Hướng về Tây Bắc trong công cuộc đổi mới.

c. Ý nghĩa nhan đề

- Tiếng hát: gợi ra lời giục giã, mời gọi lên đường.

- Con tàu: biểu tượng của khát vọng được đến với những miền xa xôi của Tổ quốc, nhưng còn là biểu tượng của khát vọng đến với ngọn nguồn của ước mơ và nghệ thuật.

⇒ Thể hiện niềm say mê, hăm hở và phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa ý nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

- Ý nghĩa nhan đề:

  • Tiếng hát: gợi ra lời giục giã, mời gọi lên đường.
  • Con tàu: biểu tượng của khát vọng được đến với những miền xa xôi của Tổ quốc, nhưng còn là biểu tượng của khát vọng đến với ngọn nguồn của ước mơ và nghệ thuật.

⇒ Ý nghĩa nhan đề “Tiếng hát con tàu”: Đó là tiếng hát say mê, hăm hở, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

- Ý nghĩa lời đề từ “Tây bắc ư?... còn đâu”: Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.

Câu 2: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Lời giục giã, mời gọi lên đường.
  • Phần 2: Chín khổ thơ tiếp: Kỉ niệm về Tây Bắc trong kháng chiến.
  • Phần 3: Còn lại: Hướng về Tây Bắc trong công cuộc đổi mới.

⇒ Bố cục đã thể hiện được sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình từ hào hứng, giục giã đến niềm vui sướng hạnh phúc…

Câu 3: Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ đó.

- Khổ thơ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

- Nét đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng một loạt những hình ảnh so sánh giàu tính biểu tượng:

  • nai về suối cũ: sự gần gũi, quen thuộc
  • cỏ đón giêng hai: tràn đầy sinh lực, sức sống
  • chim én gặp mùa: sự ấm áp, tươi vui.
  • đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa: mãn nguyện, thích thú
  • chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa: dễ chịu, thoải mái, hạnh phúc.

⇒ Diễn tả trọn vẹn niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao của nhân vật trữ tình.

Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.

- Hình ảnh những con người: người anh du kích, thằng em liên lạc, người mẹ nuôi quân.

- Hình ảnh nhân dân hiện lên với những con người cụ thể:

  • Người anh du kích: Hiện lên với chiếc áo nâu đã rách mà anh mặc suốt một đời, đêm cuối cùng anh cởi lại trao cho con.
  • Thằng em liên lạc băng qua rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rã.
  • Người mẹ nuôi quân: hình ảnh bà “mế” thức một mùa dài thể hiện tấm lòng son sắt của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng.

Câu 5: Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên.

Câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ Chế Lan Viên là:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Câu 6: Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

- Những hình ảnh được quan sát trong thực tế: bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc…

- Những hình ảnh mang tính biểu tượng: con tàu, vầng trăng, Tây Bắc…

⇒ Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ độc đáo, đặc sắc.

III. Đọc hiểu văn bản

1. Lời đề từ:

- Con tàu: biểu tượng cho khát vọng ra đi.

- Tây Bắc:vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho miền đất xa xôi của Tổ quốc.

⇒ Đến với nhân dân, với Tây Bắc chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.

2. Hai khổ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường:

- Biện pháp đối lập.

- Câu hỏi tu từ ⇒ nhân vật trữ tình tự phân đôi để chất vấn, đối thoại với chính mình.

⇒ Không thể có ý nghĩa cuộc đời, không thể có thơ hay nêú chỉ quẩn quanh trong thế giới chật hẹp của cái tôi.

3. Khổ 3- 11: Hoài niệm về Tây Bắc trong kháng chiến .

- Khổ 3,4: Tây Bắc là xứ núi rừng anh hùng, cuộc kháng chiến chống Pháp là sân khấu để tôi luyện nhà thơ chuyển biến cuộc đời và nghệ thuật.

- Khổ 5: so sánh độc đáo.

Sự trở về với nhân dân là niềm hạnh phúc lớn lao của tác giả: trở về để được tắm mát, để tâm hồn được hồi sinh, tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của cuộc đời mình, được chăm sóc, vỗ về, an ủi. Những hình ảnh so sánh vừa gần gũi có vẻ đẹp thơ mộng mượt mà, vừa sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân.

- Khổ 6-11: Hình ảnh Tây Bắc hiện lên qua những con người cụ thể:

+ Đó là người anh du kích với chiếc áo nâu , đứa em liên lạc linh hoạt, dũng cảm, người mẹ nuôi quân giàu đức hi sinh, cô gái xung phong với vắt xôi nuôi quân giấu giữa rừng ⇒ sự gắn bó và niềm biết ơn của tác giả.

+ Nhóm từ chỉ thời gian vĩnh hằng, từ xưng hô nói lên mối quan hệ gắn bó, gần gũi.

+ Đoạn thơ có những câu mang tính triết lí:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn″

⇒ bình thường khi ta ở mảnh đất ấy chỉ là chốn trú thân. Khi rời xa mới nhận ra nơi ấy đã lưu giữ một phần tâm hồn.

″Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương″.

Tình yêu có khả năng gắn kết những tâm hồn xa lạ.

4. Còn lại: Khúc hát lên đường

- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống trở thành động lực bên trong làm nhà thơ khao khát, bồn chồn: mắt ta thèm, tai tai nhớ, mắt ta nhớ, lòng ta cũng như tàu...

- Những hình ảnh có tính biểu tượng và ẩn dụ chỉ cuộc sống lớn của nhân dân... thành lời thôi thúc, mời gọi lên đường xây dựng Tây Bắc, xây dựng Tổ quốc.

- Âm hưởng đoạn thơ dồi dào lôi cuốn.

⇒ Khao khát, bồn chồn, giục giã lên đường sôi nổi, mê say đáp lại lời mời gọi của hai khổ thơ đầu.

Tổng kết: 
  • Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của nhà thơ khi được trở về với nhân dân, đất nước.
  • Nghệ thuật: Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
  • 306 lượt xem
Sắp xếp theo