- Văn bản 1: là nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản của các cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội... ) như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định…
- Văn bản 2: là giấy chứng nhận của hiệu trưởng một trường trung học phổ thông.
- Văn bản 3: là đơn của một học sinh gửi cơ sở đào tạo nghề.
Các văn bản hành chính đều có một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ như sau:
- Về cách trình bày: được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.
- Về từ ngữ: từ ngữ hành chính dùng với tần số cao.
- Về kiểu câu: có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu. Mỗi một ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
Một văn bản hành chính gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối:
a. Phần đầu:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Tên cơ quan ban hành văn bản (chính phủ), bên dưới là số hiệu văn bản.
- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản
b. Phần chính: nội dung của văn bản.
c. Phần cuối
- Chức vụ, chữ ký và họ tên của người ký văn bản, dấu của cơ quan.
- Nơi nhận
- Mỗi từ, mỗi câu trong văn bản hành chính chỉ có một ý.
- Không sử dụng các biện pháp tu từ, hàm ý.
- Ngôn ngữ chính xác, chuẩn mực.
- Dùng trong giao tiếp công vụ.
- Hạn chế biểu đạt tình cảm cá nhân.
Tổng kết:
Một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường như:
- Văn bản: Quyết định của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
- Gồm 3 phần với đầy đủ nội dung cần có.
- Từ ngữ: chính xác, rõ ràng.
- Cần có đầy đủ các nội dung sau đây:
- Mẫu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KẾT CUỐI NĂM HỌC
Thời gian:...
Địa điểm: Lớp... Phòng học… Trường…
Thành phần tham dự: Cô giáo chủ nhiệm lớp…, Ban cán sự lớp… và … thành viên lớp…
Nội dung cuộc họp:
Cuộc họp kết thúc vào: … giờ… ngày… tháng… năm…
Thư ký
(Ký và ghi rõ họ tên)