Dọn về làng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nông Quốc Chấn (1923 - 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, người dân tộc Tày.

- Quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.

- Ông tham gia cách mạng từ trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông công tác ở Tỉnh ủy Bắc Cạn, bắt đầu hoạt động nghệ thuật.

- Nông Quốc Chấn từng giữ nhiều trọng trách như: Chủ tịch Hội Văn nghệ KHu Việt Bắc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội…

- Một số tác phẩm như: Tiếng ca người Việt Bắc (thơ, 1959), Đèo gió (thơ, 1968), Suối và biển (thơ, 1984), Việt Bắc đánh giặc, Tiếng lượn cần Việt Bắc… (thơ sáng tác bằng tiếng Tày).

2. Tác giả

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ “Dọn về làng” (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng.

- Bài thơ từng đạt giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí châu Âu.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “Băm xương thịt mày, tao mới hả!”: Nỗi thống khổ của người dân trước tội ác của kẻ thù.

- Phần 2: Còn lại: Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?

- Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng được thể hiện qua các hình ảnh:

  • Mấy tháng năm qua: thời gian dài
  • Quên tết tháng giêng quê rằm tháng bảy: quên đi những ngày lễ quan trọng.
  • Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi: sống lang thang, không nhà cửa.
  • “Cơn gió bão… đầy chăn”: đối mặt với cả thiên tai.

⇒ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình ly tán, cơ cực.

- Tội ác của giặc Pháp:

  • Cái lán bị giặc đốt trơ trụi.
  • Áo quần bị vơ vét.
  • Cha bị bắt, bị đánh chết.
  • Chôn cất cha: bằng khăn của mẹ; liệm bằng áo của con
  • Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt ...

⇒ Sự đau đớn xót xa trước tội ác của kẻ thù. Qua đó bộc lộ sự tức giận , mong muốn trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả”

Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?

  • Kết cấu trình tự thời gian: hiện tại - quá khứ - hiện tại.
  • Hình ảnh, từ ngữ: cười vang, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường cái, ríu rít tiếng cười con trẻ.
  • Hình ảnh so sánh mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chân thực, chất phác, tự nhiên.
  • Giọng điệu thơ tươi vui, sung sướng và tự hào.

Câu 3: Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?

  • Hình ánh so sánh gần gũi: Người đông như kiến, súng đầy như củi; Người nói cỏ lay trong rừng rậm; Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối; ...
  • Từ ngữ giản dị: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy; mày; tao…
  • Cách diễn tả nỗi đau, niềm vui tự do, độc lập của tác giả thật gần gũi, thân thuộc, hồn nhiên như chính tấm lòng người dân miền núi.

III. Đọc hiểu văn bản 

1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác của giặc Pháp:

- Cuộc sống ″cay đắng đủ mùi″ của nhân dân:

+ Chạy giặc loạn lạc trong cảnh mưa bão mịt mù, sấm sét dữ dội.

+ Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn.

+ Đặc biệt là hình tượng người mẹ - chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức can trường trước mọi gian nan, thử thách trước mọi suy ngẫm. Đó vừa là người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả, vừa là người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm.

- Tội ác của giặc Pháp: Đốt trơ trụi, vét hết quần áo, bắt dân làng, tra tấn, đánh đập.

⇒ Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ. Có thể coi bài thơ là bản cáo trạng kẻ tọi thực dân xâm lược, qua đó bộ lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của dân tộc vùng cao.

2. Niềm vui khi được ″Dọn về làng″:

- Bố cục giản dị: Mở đầu là niềm vui khi Cao - Bắc - Lạng được giải phóng ⇒ nỗi buồn tủi, xót x,a căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá, gieo rắc tội ác lên quê hương ⇒ đoạn kết: trở lại cảm xúc mừng vui, hân hoan vì quê hương thanh bình trở lại.

- Thể hiện niềm vui mang nét riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc, suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh: ″Người đông như kiến, súng đầy như củi″, ″Đường cái kêu vang tiếng ô tô... mái nhà lá″

⇒ Niềm vui Cao - Bắc - Lạng giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy người miền núi. Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ. Qua đó, thể hiện khát vọng tự do của dân tộc ta.

⇒ Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam.

Tổng kết
  • Nội dung: Bài thơ đã khắc họa chân thực cuộc sống khổ cực của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Nghệ thuật: Hình ảnh sinh động, sử dụng biện pháp tu từ…
  • 470 lượt xem
Sắp xếp theo