Luyện tập Amino acid và peptide KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Hợp chất thuộc loại amino acid

    Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino acid?

    Hướng dẫn:

    Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2).

    Hợp chất NH2CH2COOH thuộc loại amino acid

  • Câu 2: Nhận biết
    Công thức của alanine

    Công thức của alanine là

    Hướng dẫn:

    Công thức của alanine là H2NCH(CH3)COOH

  • Câu 3: Nhận biết
    Khái niệm Amino acid

    Amino acid là hợp chất hữu cơ trong phân tử

    Hướng dẫn:

    Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2).

  • Câu 4: Nhận biết
    Số đồng phân Amino acid C3H7O2N

    Số đồng phân Amino acid có công thức phân tử C3H7O2N là :

    Hướng dẫn:

    Đồng phân Amino acid có công thức phân tử C3H7O2N gồm:

    H2N–CH2–CH2–COOH 

    H2N–CH(CH3)–COOH

  • Câu 5: Nhận biết
    Hợp chất H2NCH2COOH có tên bán hệ thống

    Hợp chất H2NCH2COOH có tên bán hệ thống là

    Hướng dẫn:

    Hợp chất H2NCH2COOH có tên bán hệ thống là Aminoacetic acid

    Tên thay thế: aminoethanoic acid

    Tên thông thường: Glycine

  • Câu 6: Nhận biết
    Phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, các amino acid là chất rắn, khi ở dạng tinh thể chúng không có màu, có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định hợp chất

    Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

    Hướng dẫn:

    Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là H2NCH2COOH

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất không phản ứng được với glycine

    Dung dịch chứa chất tan nào sau đây không phản ứng được với glycine?

    Hướng dẫn:

    Glycine không phản ứng với NaCl

  • Câu 9: Thông hiểu
    Quỳ tím chuyển sang màu đỏ

    Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch Glutamic acid (HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH) làm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Phản ứng ester hóa giữa alanine với methanol trong HCl khan

    Thực hiện phản ứng ester hóa giữa alanine với methanol trong HCl khan, sản phẩm hữu cơ thu được là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng xảy ra

    H2N-CH(CH3)COOH + CH3OH \overset{H +
,t^{o}}{\Leftrightarrow} H2N-CH(CH3)COOCH3 + H2O

    H2N-CH(CH3)COOCH3 + HCl → ClH3NCH(CH3)COOCH3

  • Câu 11: Thông hiểu
    Hợp chất thuộc loại dipeptide

    Hợp chất nào sau đây thuộc loại dipeptide?

    Hướng dẫn:

    Các peptide chứa từ 2 đơn vị \alpha-amino acid được gọi là dipeptide

    Vậy hợp chất H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH được gọi dipeptide

    H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH loại vì có 3 gốc

    H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH loại vì gốc đầu tiên dạng β- amino acid

    H2N-CH2CONH-CH2CH2COOH loại vì gốc thứ 2 dạng β- amino acid

  • Câu 12: Nhận biết
    Dipeptide Gly-Ala

    Công thức cấu tạo của dipeptide Gly-Ala là

    Hướng dẫn:

    Công thức cấu tạo của dipeptide Gly- Ala là H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH

  • Câu 13: Nhận biết
    Tripeptide Gly-Ala-Gly

    Tripeptide Gly-Ala-Gly không tác dụng với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tripeptide Gly-Ala-Gly không tác dụng NaCl

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala

    Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

    Hướng dẫn:

    Gly–Ala–Gly là tripeptide có khả năng tham gia phản ứng màu biuret Cu(OH)2/NaOH

    ⇒ tạo phức màu xanh tím

    Còn Gly–Ala là dipeptide không có khả năng phản ứng với màu biuret Cu(OH)2/NaOH

  • Câu 15: Vận dụng
    Công thức phân tử của X

    Amino acid X có chứa 1 nhóm –NH2 trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được 8,8 gam CO2 và 1,12 lít N2. Công thức phân tử của X là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 8,8:44 = 0,2 (mol)

    nN2(đktc) = 1,12 :22,4 = 0,05 (mol)

    Bảo tàn nguyên tố "N":

    nX = 2nN2 = 2.0,05 = 0,1 (mol)

    Tất cả đáp án đều có 2 oxygen nên đặt công thức amino acid có dạng: CxHyO2N: 0,1 (mol)

    \Rightarrow x = nCO2: nX = 0,2 : 0,1 = 2

    \Rightarrow y chỉ có thể bằng 5 thỏa mãn, y bằng 7 không thỏa mãn được

    Vậy công thức của amino aicid là C2H5NO2

  • Câu 16: Vận dụng
    Tên gọi của X

    Cho 35,28 gam một α-amino acid mạch không phân nhánh X (có một nhóm -NH2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 45,84 gam muối. Mặt khác, khi cho 35,28 gam X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 44,04 gam muối. Tên gọi của X là:

    Hướng dẫn:

    35,28 gam X + HCl ightarrow 44,04 gam muối

    Áp dụng bảo toàn khối lượng

    mHCl = mmuối – mX = 44,04– 35,28 = 8,76 gam

    \Rightarrow nHCl = 8,76 : 36,5 = 0,24 mol

    Vì X có một nhóm -NH2

    \Rightarrow nHCl = nX = 0,24 mol

    Ta có cứ 1 mol –COOH ightarrow 1 mol -COONa tăng (67 – 45 = 22 gam)

    35,28 gam X + NaOH ightarrow45,84 gam muối

    Khối lượng tăng là:

    mtăng = mmuối – mX = 45,84 – 35,28 = 10,56 gam

    ntăng = n-COOH = 10,56:22 = 0,48 mol = 2nX

    Vậy trong hợp chất X có 2 nhóm –COOH

    MX = 35,28: 0,24 = 147 gam/mol

    Vậy công thức của hợp chất X là: NH2C3H5(COOH)2

    Mà X là α-amino acid mạch không phân nhánh nên ta có công thức cấu tạo của X:

    HCOO-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH: Glutamic acid

  • Câu 17: Vận dụng
    Giá trị m

    Cho m gam gluconic acid hòa tan tối đa 8,82 gam Cu(OH)2. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Gluconic acid: HOCH2(CHOH)4COOH

    Do Gluconic acid có 1 nhóm COOH nên phản ứng với Cu(OH)2 theo tỉ lệ 1:1

    nHOCH2(CHOH)4COOH = nCu(OH)2 = 8,82: 98 = 0,09 mol

    ightarrow mHOCH2(CHOH)4COOH = 0,09.196 = 17,64 gam

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Giá trị của m

    Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của acid hữu cơ đa chức, Y là muối của một acid vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí có tỉ lệ 1:5 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Vì X là muối của acid hữu cơ đa chức nên X có 2 trường hợp là CH2(COONH4)2 hoặc NH4OOC-COOCH3NH3

    Y là muối của một acid vô cơ có công thức cấu tạo (CH3NH3)2CO3

    Trường hợp 1: X là CH2(COONH4)2 và Y là (CH3NH3)2CO3

    NH4OOC-CH2-COONH4 + 2NaOH ightarrow CH2(COONa)2 + 2NH3 + H2O

    (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH ightarrow 2CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O

    Cho X và Y tác dụng với NaOH thì khí thu được 0,06 mol 2 khí

    là NH3 và CH3NH2 có tỉ lệ 1:5

    + nNH3 = 0,01 và nCH3NH2 = 0,05 mol

    \Rightarrow nX = 0,005 mol và nY = 0,025 mol

    \RightarrowmE = 138.nX + 124.nY = 3,79 gam < 3,86 gam (Loại)

    + nNH3 = 0,05 mol và nCH3NH2 = 0,01 mol \Rightarrow nX = 0,025 mol và nY = 0,005 mol

    \RightarrowmE = 138.nX + 124.nY = 4,07 gam > 3,86 gam (Loại)

    Trường hợp 2:

    X là NH4OOC-COOCH3NH3

    Y là (CH3NH3)2CO3

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    NH4OOC-COOCH3NH3 + NaOH ightarrow (COONa)2 + CH3NH2 + + NH3 + H2O

    (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH ightarrow 2CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O

    Cho X và Y tác dụng với NaOH thì khí thu được 0,06 mol 2 khí là NH3 và CH3NH2 có tỉ lệ 1:5

    Xét số mol:

    nNH3 = 0,01 và nCH3NH2 = 0,05 mol

    Mặt khác ta có hệ phương trình:

    nX = nNH3 = 0,01 mol

    nX + 2nY = nCH3NH2 = 0,05 mol

    \Rightarrow nX = 0,01 mol; nY = 0,02 mol

    mE = 0,01.138 + 0,02.124 = 3,86 gam (thỏa mãn)

    Khối lượng muối m = 134.n(COONa)2 + 106.nNa2CO3 = 134.0,01 + 106.0,02 = 3,46 gam

    Xét số mol:

    + nNH3 = 0,05 mol và nCH3NH2 = 0,01 mol (không thỏa mãn)

  • Câu 19: Vận dụng
    Khối lượng muối

    Cho 36,54 gam tripeptide mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là

    Hướng dẫn:

    M Gly-Ala-Gly = 75 + 89 + 75 – 18.2 =203

    Vì Glycein và Alanine đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:

    nGly-Ala-Gly = 36,54 : 203 = 0,18 mol

    Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối

    0,18 mol       0,54 mol    0,36 mol

    mmuối = m Gly-Ala-Gly + mHCl + mH2O = 36,54 + 36,5.0,54 + 18.0,36 = 62,73 gam

  • Câu 20: Vận dụng
    Khối lượng dipeptide

    Hỗn hợp X chứa 0,2 mol glycein và 0,1 mol alanine. Khối lượng dipeptide tối đa tạo thành là:

    Hướng dẫn:

    Tạo dipeptide

    ⇒ nH2O = \frac{1}{2} namino acid = \frac{1}{2} (0,2 + 0,1) = 0,15 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mdipeptide = mX – mH2O = 0,2.75 + 0,1.89 – 0,15.18 = 21,2 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo