Nội dung nào sau đây đúng về hợp kim
Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim
Nội dung nào sau đây đúng về hợp kim
Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim
Nhận xét nào sau đây không đúng về hợp kim
Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hoá học tương tự kim loại thành phần nhưng tính chất vật lí thường khác nhau nhiều.
+ Hợp kim có những tính chất vật lí chung như có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt … Tuy nhiên, tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn kim loại cơ bản trong hợp kim.
+ Độ cứng của hợp kim thường cứng hơn độ cứng của kim loại thành phần trong hợp kim và độ dẻo thường kém hơn.
+ Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tuỳ thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim, nhưng khác so với kim loại thành phần trong hợp kim.
Thép là hợp kim của sắt chứa
Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng. Trong thép còn có thể có một số nguyên tố khác như: Si, Mn, Cr, Ni,...
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?
Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, những tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất các đơn chất.
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
+ Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm khoảng từ 2% - 5% về khối lượng. Trong gang có một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, S, Mn, P,...
+ Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng. Trong thép còn có thể có một số nguyên tố khác như: Si, Mn, Cr, Ni,...
+ Duralumin là hợp kim thông dụng của nhôm. Duralumin nhẹ, cứng và bền được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay.
Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo chi tiết của máy bay, ô tô?
Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao được ứng dụng để chế tạo chi tiết của máy bay, ô tô
Ứng dụng của gang trắng dùng để
Gang trắng: Luyện thép
Gang xám: Đúc bệ máy, ông dẫn nước
Thép: Chế tạo chi tiết mày, dụng cụ lao động, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông,…
Đồng thau là hợp kim của kim loại nào?
Đồng thau là hợp kim của đồng (Cu) và kẽm (Zn)
Các hợp kim đồng có nhiều trong công nghiệ và đời sống là: Cu – Zn (1), Cu – Ni (2), Cu – Sn (3), Cu – Au (4), ... Đồng bạch dùng để đúc tiền là:
Đồng bạch là hợp kim Cu – Ni (25% Ni), có tính bền, đẹp không bị ăn mòn trong nước biển. Đồng bạch được sử dụng trong công nghiệp tàu thủy, đúc tiền
Hợp kim Au – Cu cứng hơn vàng, dùng đúc tiền vàng, làm đồ trang sức, ngòi bút máy. Thành phần, phần trăm của Cu trong hợp kim khoảng
Hợp kim Au – Cu (khoảng 8%-12% Cu) cứng hơn vàng, dùng đúc tiền vàng, làm đồ trang sức, ngòi bút máy.
Duralumin là hợp kim thông dụng của nhôm. Duralumin nhẹ, cứng và bền được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay. Thành phần nhôm chứa trong hợp kim đó khoảng
Duralumin là hợp kim chứa trên 90% nhôm khoảng 4% đồng và một số nguyên tố khác.
Cho các nhận xét sau
(1) Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng.
(2) Gang là hợp chất của Fe và C, trong đó C chiếm khoảng từ 2% - 5% về khối lượng.
(3) Hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống.
(4) Thép có tính đàn hồi, cứng, ít bị ăn mòn, … hơn sắt..
Số nhận xét đúng là
(2) sai vì gang là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm khoảng từ 2% - 5% về khối lượng.
Thép inox là tên gọi của hợp kim nào?
Thép inox là hợp kim Fe-Cr-Mn. Hợp kim này không bị ăn mòn.
Một hợp kim có chứa 4,2 gam Fe và 1,215 gam Al. Cho hợp kim vào 150 mL dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 12,18 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 1,11555 lít H2 (ở đkc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là:
Hỗn hợp kim loại có:
nFe = 4,2:56 = 0,075 mol
nAl = 1,215: 27 = 0,045 mol
Z gồm 3 kim loại, 3 kim loại gồm: Ag, Cu, Fe (dư) (Al có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước và bị hết)
Cho Z phản ứng với HCl chỉ có Fe dư phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nFe dư = nH2 = 1,11555 : 24,79 = 0,045 mol
Số mol Fe phản ứng với dung dịch X là:
nFe phản ứng = nFe ban đầu – nFe dư = 0,075 – 0,045 = 0,03 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của AgNO3 và Cu(NO3)2
AgNO3 → Ag+ + NO3-
x → x (mol)
Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-
y → y (mol)
Quá trình oxi hóa, khử
Fe → Fe2+ + 2e
0,075 → 0,15
Al → Al3+ + 3e
0,045 → 0,135
Ag+ + 1e → Ag
x x x
Cu2+ + 2e → Cu
y 2y y
2H+ + 2e → H2
0,09 0,045
Áp dụng bảo toàn electron ta có:
x + 2y + 0,09 = 0,15 + 0,135
x + 2y = 0,195 (1)
mrắn = mAg + mCu + mFe dư = 108x+ 64y + 0,045.56 = 12,18
108x + 64y = 9,66 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) :
x = 0,045, y = 0,075
Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là:
CM = 0,045 : 0,15 = 0,3M
Nung một mẫu gang có khối lượng 20 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,9916 lít CO2 (đkc). Thành phần phẩn trăm khối lượng carbon trong mẫu gang là
nCO2 = 0,04 mol
C + O2 → CO2
→ nC = nCO2 = 0,04 mol
Để oxi hóa hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp gồm Fe và Cr cần dùng vừa đủ V lít O2 (đkc). Giá trị của V là
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nFe + 3.nCr = 4.nO2
3.(nFe + nCu) = 4.nO2
3.0,08 = 4nO2
nO2 = 0,06 mol
V = 0,06.24,79 = 1,4874 L
Cho một mẫu hợp kim K-Na tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,7185 lít H2 (đkc). Thể tích dung dịch acid HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là
nH2 = 3,7185 :24,79 = 0,15 mol
nOH− = 2.nH2 = 0,3 mol
nOH− = nH+ = 0,3 mol
→ VHCl = 0,3 : 2 = 0,15 lít = 150 mL
Hòa tan 18,28 hợp kim Cu, Mg và Al bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và 5,08 gam chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đkc) là
m rắn Y = mCu = 5,08 gam
mMg + mAl = 18,28 – 5,08 = 13,2 gam (1)
Lại có mAl = 4,5.mMg (2)
Từ (1) và (2)
mAl = 10,8 gam; mMg = 2,4 gam
nAl = 0,4 mol; nMg = 0,1 mol
Bảo toàn electron ta có
3.nAl + 2.nMg = 2.nH2
3.0,4 + 2.0,1= 2.nH2
nH2 = 0,7 mol
VX = 0,7.24,79 = 17,353 lít
Khử hoàn toàn 11,6 gam oxide sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo 20 gam kết tủa. Công thức của oxide sắt là
nCaCO3↓= nCO2 = 20 : 100 = 0,2 mol = nO trong oxit
mFe = moxit – mO = 11,6 – 0,2.16 = 8,4 gam
→ nFe = 8,4 : 56 = 0,15 mol nFe : nO = 0,15 : 0,2 = 3 : 4
→ Công thức oxide sắt là Fe3O4.
Có 3 mẫu hợp kim: Fe - Al; K - Na; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là
Sử dụng NaOH để phân biệt
Hợp kim tan một phần trong NaOH dư: Fe-Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Hợp kim tan hoàn toàn trong NaOH dư: K-Na
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Hợp kim không tan trong NaOH dư: Cu-Mg