Luyện tập Ôn tập chương 4 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

    Trong các polymer sau: (1) Poly(methyl methacrylate); (2) poly styrene; (3) nylon-7; (4) poly (phenol formaldehyde); (5) nylon-6,6; (6) poli(vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

    Hướng dẫn:

    Polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là (3) nylon-7; (4) poly (phenol formaldehyde); (5) nylon-6,6;

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

    Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

    Hướng dẫn:

    Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp chứa liên kết đôi C=C hoặc vòng kém bền.

    ⇒ chỉ có H2NCH2COOH không thỏa (chỉ có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng

  • Câu 3: Nhận biết
    Tơ bán tổng hợp

    Có bao nhiêu tơ bán tổng hợp trong các tơ: capron, tơ tằm, cellulose acetate, visco, nylon-6,6?

    Hướng dẫn:

    Tơ bán tổng hợp: cellulose acetate, tơ visco

    Tơ thiên nhiên: tơ tằm

    Tơ tổng hợp: nylon-6,6

  • Câu 4: Thông hiểu
    Ứng dụng nào không đúng

    Trong các ứng dụng sau của các loại polymer, ứng dụng nào không đúng?

    Hướng dẫn:

    Tơ nylon-6,6 không sử dụng làm túi nylon mà sử dụng chất dẻo PE, PP dùng làm túi nylon

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số polymer trùng ngưng

    Cho các polymer sau: polyethylene, nylon-6,6, polyacrylonitrile, poly(ethylene-terephthalate), poly(methyl methacrylate). Số polymer trùng ngưng là

    Hướng dẫn:

    Số polymer trùng ngưng là 2: nylon-6,6 và poly(ethylene-terephthalate)

  • Câu 6: Nhận biết
    Chất dẻo chứa chlorine

    Chất dẻo nào sau đây chứa chlorine?

    Hướng dẫn:

    PVC - poly(vinyl chloride) có chứa chlorine.

  • Câu 7: Nhận biết
    Trùng hợp styrene thu được

    Trùng hợp styrene thu được polymer có kí hiệu viết tắt là

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp styrene thu được polystyrene viết tắt là PS.

  • Câu 8: Nhận biết
    PE được điều chế từ monomer

    PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần1/3 tổng lượng chất dẻo được sản xuất hàng năm). Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon, bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm.... PE được điều chế từ monomer nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    PE (polyethylene) được sản xuất từ monomer là ethylene.

  • Câu 9: Nhận biết
    Vật liệu được chế tạo từ polymer trùng ngưng

    Vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polymer trùng ngưng?

    Hướng dẫn:

    Nylon – 6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng.

  • Câu 10: Nhận biết
    Cao su buna-S được tổng hợp từ

    Cao su buna-S được sử dụng phổ biến làm lốp xe, băng tải,... Cao su buna-S được tổng hợp từ các chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cao su buna-S được tổng hợp từ buta – 1,3 – diene (CH2=CH–CH=CH2) và styrene (C6H5-CH=CH2).

  • Câu 11: Thông hiểu
    Giải thích hiện tượng

    Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nylon, len, tơ tằm và không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên?

    Hướng dẫn:

    Không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nylon, len, tơ tằm và không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên vì chúng đều chứa liên kết CO-NH dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và đều kém bền với nhiệt.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Ứng dụng của tơ

    Loại tơ nào dai, đàn hồi, ít thấm nước, mềm mại, có dáng đẹp, có khả năng chống mài mòn giặt mau khô nhưng kém bền bởi nhiệt, acid và kiềm

    Hướng dẫn:

    Tơ nitron dai, đàn hồi, ít thấm nước, mềm mại, có dáng đẹp, có khả năng chống mài mòn giặt mau khô nhưng kém bền bởi nhiệt, acid và kiềm

  • Câu 13: Nhận biết
    Để sản xuất cao su buna – N

    Để sản xuất cao su buna – N người ta trùng hợp

    Hướng dẫn:

    Để sản xuất cao su buna – N người ta trùng hợp buta−1,3−diene và acrylonitrile (CH2=CH-CN)

  • Câu 14: Nhận biết
    Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N

    Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì?

    Hướng dẫn:

    Để tạo ra cao su buna-S, người ta tiến hành đồng trùng hợp buta−1,3−diene và styrene.

    Để sản xuất cao su buna – N người ta trùng hợp buta−1,3−diene và acrylonitrile (CH2=CH-CN)

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Tơ nitron điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.

    Cai su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.

    Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

  • Câu 16: Vận dụng
    Số gam thuỷ tinh hữu cơ

    Từ 15 kg methyl methacrylate có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    nCH2=C(CH3)-COOH → [CH2=C(CH3)-COOH]n

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    msau = mtrước

    ⇒ mpolymer thực tế = mlý thuyết . 0,9 = 15.0,9 kg = 13,5 kg = 13500 g

  • Câu 17: Vận dụng
    Tỉ lệ mắt xích buta−1,3−diene và styrene

    Cứ 5,24 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết 3,2 gam bromine trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta−1,3−diene và styrene trong cao su buna – S là

    Hướng dẫn:

    n(-(C6H5)CH-CH2-)m:

    Do gốc (-CH2-CH=CH-CH2) có chứa liên kết đôi nên phản ứng với bromine

    Theo phản ứng:

    n(-CH2-CH=CH-CH2) = nBr2 = 0,02 mol

    \Rightarrow m(-CH2-CH=CH-CH2) = 0,02.54 = 1,08 gam

    m(-(C6H5)CH-CH2-) = mpolymer – m(-CH2-CH=CH-CH2) = 5,24 – 1,08 = 4,16 gam

    \Rightarrow n(-(C6H5)CH-CH2-) = 4,16 : 104 = 0,04 mol

    Từ (1) và (2) ⇒ n : m = 0,02:0,04 = 1 : 2

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Khối lượng polymer tạo ra

    Tiến hành trùng hợp 26 gam styrene, hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 mL dung dịch Br2 0,15M, cho tiếp dung dịch KI dư vào thu được 3,175 gam Iodide. Khối lượng polymer tạo ra là:

    Hướng dẫn:

    Styrene (C6H5CH=CH2)

    nstyrene = 26 : 104 = 0,25 mol

    nI2 = 3,175 : 254 = 0,0125 mol

    nBr2 = 0,5.0,15 = 0,075 mol

    Phương trình phản ứng

    nC6H5CH=CH2 \overset{t^{o},\ xt,p}{ightarrow} (−CH(C6H5)−CH2−)n

    Hỗn hợp sau phản ứng trùng hợp gồm: polymer, styrene dư (x mol)

    C6H5CH=CH2 + Br2 \longrightarrow C6H5-CHBr-CH2Br (1)

     x                     ightarrow x (mol)

    2KI + Br2 (dư) \longrightarrow I2 + 2KBr (2)

                   0,0125 \leftarrow 0,0125 mol

    ⇒ nBr2 (1) = nBr2 (ban đầu) – nBr2 (2) = 0,075 – 0,015 = 0,0625 mol

    Theo phương trình phản ứng (1)

    x = nstyrene dư = nBr2 (1) = 0,0625 mol

    ⇒ mpolymer = mStyrene ban đầu – mStyrene dư = 26 - 0,0625.104 = 19,5 g

  • Câu 19: Vận dụng
    Khối lượng glucose cần dùng

     Điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:

    Glucose → Ethylic Alcohol → Buta-1,3-diene → caosu buna

    Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng glucose cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    C6H12O6 → 2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 → caosu buna

    Áp dụng bảo toàn khối lượng:

    mButa-1,3-diene = mcaosu buna = 32,4 kg

    \Rightarrow nButa-1,3-diene = 32,4 : 54 = 0,6 kmol

    Ta có theo sơ đồ phản ứng:

    nglucose lí thuyết = nButa-1,3-diene = 0,6 kmol

    Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%

    nglucose thực tế = 0,6 : 0,75 = 0,8 kmol

    Khối lượng glucose cần dùng là:

    mglucose = 0,8.180 = 144 kg

  • Câu 20: Vận dụng
    Hệ số trùng hợp n của polymer

    Trùng hợp propylene thu được polypropylene (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polymer đó là:

    Hướng dẫn:

    Polypropylene có công thức (C3H6)n

    (C3H6)n + 4,5 O2 → 3nCO2 + 3nH2O

    nCO2 = 13200 : 44 = 300 mol

    Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 

    → 3n = 300 → n = 100

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 29 lượt xem
Sắp xếp theo