Luyện tập Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất

    Kim loại nào sau đây thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất?

    Hướng dẫn:

    Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm 9 nguyên tố từ Sc (Z =21) đến Cu (Z=29) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3

    Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3, thu được kết tủa có màu

    Hướng dẫn:

    Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3, thu được kết tủa có màu nâu đỏ

    Phương trình hóa học

    3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ

    Kim loại được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (dùng làm thìa, dao, dụng cụ y tế, …) là

    Hướng dẫn:

    Kim loại được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (dùng làm thìa, dao, dụng cụ y tế, …) là Cr

  • Câu 4: Nhận biết
    Nguyên tử manganese có số oxi hóa +4

    Nguyên tử manganese có số oxi hóa +4 trong hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử MnO2: nguyên tử manganese có số oxi hóa +4

    K2Mn+6O4

    KMn+7O4

    Mn+6SO4

  • Câu 5: Nhận biết
    Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm

    Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị điện (loa, chuông, ti vi, máy tính, điện thoại, …) dựa trên tính chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị điện (loa, chuông, ti vi, máy tính, điện thoại, …) dựa trên tính nhiễm từ.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Cấu hình electron của ion Cu2+

    Cấu hình electron của ion Cu2+

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử Cu là 1s2 2s2 2p3s2 3p6 3d10 4s1 (hay [Ar]3d10 4s1).

    Ở trạng thái kích thích, nguyên tử Cu có thể nhường 2 electron để tạo cation Cu2+.

    Cu ⟶ Cu2+ + 2e

    ⇒ Cấu hình electron của ion Cu2+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9

    Viết gọn: [Ar]3d9.

  • Câu 7: Nhận biết
    Nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

    Nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có electron hoá trị nằm ở phân lớp

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có dạng [Ar]3d1÷10 4s1÷2. Nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có electron hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tính chất đặc trưng của của đồng

    Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện, … dựa trên tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện, … dựa trên tính chất vật lí đặc trưng là dẫn điện tốt.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây có phân lớp 3d bão hòa

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây có phân lớp 3d bão hòa

    Hướng dẫn:

    Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f…Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

     Phân lớp đã có đủ số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hoà.

    Cấu hình electron của 29Cu: 1s22s22p63s23p63d94s2.

    Tuy nhiên cấu hình này không bền vững, nhanh chóng chuyển thành cấu hình electron bão hòa bền vững hơn: 1s22s22p63s23p63d104s1.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa

    Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là

    Hướng dẫn:

    Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là BaCl2

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

  • Câu 11: Nhận biết
    Nguyên tố nào sau đây không thể hiện xu hướng có nhiều oxi hóa

     Nguyên tố nào sau đây không thể hiện xu hướng có nhiều oxi hóa trong hợp chất?

    Hướng dẫn:

    Mg chỉ thể hiên số oxi hóa +2 trong hợp chất. Còn Mn, Fe, Cr đều có nhiều số oxi hóa trong hợp chất.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Kim lọai có độ cứng cao nhất

    Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim lọai có độ cứng cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có độ cứng cao nhất là Cr (8,5 so với kim cương là 10)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Oxide nào sau đây có màu trắng

    Oxide nào sau đây có màu trắng?

    Hướng dẫn:

    Al2O3: màu trắng

    Fe2O3: màu đỏ

    CuO: màu đen

    Cr2O3: màu lục

  • Câu 14: Thông hiểu
    Số neutron có trong một nguyên tử sắt

    Sắt là kim loại phổ biến thức 2 (Sau nhôm) trên vỏ Trái Đất do nguyên tử sắt thuộc loại nguyên tử bền. Số neutron có trong một nguyên tử sắt _{26}^{56}{Fe} là:

    Hướng dẫn:

    Số neutron có trong một nguyên tử sắt _{26}^{56}{Fe} là 30

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhận định không đúng

    Khi so sánh nguyên tử Ti với K, nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Ti có bán kính bé hơn K

  • Câu 16: Thông hiểu
    Chất phù hợp với X

    Trong dung dịch K2Cr2O7 tồn tại cần bằng:

    Cr2O72- (da cam) + H2O ightleftarrows2CrO42- (vàng) + 2H+

    Cho vài giọt dung dịch chất X vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển dần từ màu da cam sang màu vàng. Chất phù hợp với X là:

    Hướng dẫn:

    Khi nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

  • Câu 17: Vận dụng
    Phần % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng

    Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng siderite, người ta có thể làm như sau: Cân 3,00 g mẫu quặng, xử lí theo một quỵ trình thích hợp, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Coi như dung dịch không chứa tạp chất tác dụng với KMnO4. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 0,2 M thì dùng hết 12,5 mL. Phần % theo khối lượng của FeCO3 trong quặng.

    Hướng dẫn:

    nKMnO4 = 0,2.0,0125 = 0,0025 mol

    Phương trình hóa học:

    10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

    Theo phương trình hóa học:

    nFeSO4=5nKMnO4=5.0,0025=0,0125(mol)

    Bảo toàn nguyên tố Fe: 

    nFeCO3 = nFeSO4 = 0,0125 (mol)

    ⇒ mFeCO3 = 0,0125.116 = 1,45(g)

    ⇒ %mFeCO3 = 1,45 : 3 ≈ 48,3%

  • Câu 18: Vận dụng
    Công thức phân tử của oxide là Fe3O4

    Dẫn luồng khí CO dư qua ống đựng một bột oxide sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 g sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 g kết tủa. Công thức phân tử của FexOy là:

    Hướng dẫn:

    nCaCO3 = 2: 100 = 0,02 mol

    nFe = 0,84:56 = 0,015 mol

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    FexOy + yCO ightarrow xFe + yCO2

    \frac{0,02x}{y} \leftarrow 0,02

    CO2 + Ca(OH)2 ightarrow CaCO3 + H2O

    0,02 ightarrow 0,02 (mol)

    Ta có: nFe = \frac{0,02x}{y} = 0,015

    x: y = 0,015 : 0,02 = 3 :4

    Vậy công thức phân tử của oxide là Fe3O4

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Giá trị của x

    Đem nung hỗn hợp A gồm 2 kim loại: x mol Fe và 0,3 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 126,4 gam hỗn hợp B gồm 2 kim loại trên và hỗn hợp các oxide của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 0,6 mol SO2. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ phản ứng:

    Fe, Cu \overset{+ \
O_{2}}{ightarrow} hỗn hợp B \overset{+ H_{2}{SO}_{4}}{ightarrow} \left\{ \begin{matrix}
{Fe}^{3 +} \\
{Cu}^{2 +} \\
\end{matrix} ight.

    Xem hỗn hợp chất rắn là hỗn hợp của x mol Fe, 0,15 mol Cu và y mol O.

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    m hốn hợp B = 56x + 64.0,3 + 16y = 126,4 \Leftrightarrow56x + 16y = 107,2 (1)

    Quá trình cho electron:

    Fe ightarrow Fe3+ + 3e

    x ightarrow 3x

    Cu ightarrow Cu2+ + 2e

    0,3 ightarrow 0,6 mol

    Quá trình nhận electron

    S+6 + 2e ightarrowS+4

    1,2 \leftarrow 0,6

    O + 2e ightarrowO2-

    y ightarrow 2y

    Áp dụng bảo toàn electron ta có: 3x + 0,6 = 1,2 + 2y \Leftrightarrow 3x – 2y = 0,6 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ ta có: x = 1,4; y = 1,8

  • Câu 20: Vận dụng
    Thể tích dung dịch HCl

    Nung nóng 33,6 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là:

    Hướng dẫn:

    Theo định luật bảo toàn khối lượng:

    mO2 = 46,4 – 33,6 = 12,8 gam ⇒ nO = 0,8 mol

    Bảo toàn điện tích ta có:

    nH+ = 2nO2- ⇒ nH+ = 0,8.2 = 1,6 mol

    VHCl = 1,6: 2 = 0,8 L = 800 mL

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo