Trong công thức của ester RCOOR’, phát biểu nào sau đây đúng?
Ester đơn chức có công thức chung là RCOOR’, trong đó R là gốc hydrocarbon hoặc H, R’ là gốc hydrocarbon.
Trong công thức của ester RCOOR’, phát biểu nào sau đây đúng?
Ester đơn chức có công thức chung là RCOOR’, trong đó R là gốc hydrocarbon hoặc H, R’ là gốc hydrocarbon.
Số ester ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
Các công thức cấu tạo là:
HCOOCH2CH2CH3
HCOOCH(CH3)-CH3
CH3COOCH2CH3
CH3CH2COOCH3
Vậy có tất cả 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2.
Tên gọi của ester HCOOC2H5 là
Tên gọi của ester đơn chức: RCOOR’
Tên gốc R’ + tên gốc carboxylic acid
Tên gọi của ester HCOOC2H5 là Ethyl formate
Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hòa nhài.
Công thức của benzyl acetate là
Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hòa nhài. Công thức của benzyl acetate là CH3COOCH2C6H5 .
Cho các chất có công thức hóa học sau:
(1) CH3CHO
(2) CH3COOH
(3) C2H5OH
(4) CH3COOCH3
Thứ tự tăng tăng dần nhiệt độ sôi các chất từ trái sang phải là
Khi các chất có số C xấp xỉ nhau thì nhiệt độ sôi:
Carboxylic acid > alcohol > ester > ketone > aldehyde > dẫn xuất halogen > hydrocarbon.
Các phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn alcohol
Aldehyde và ester không có liên kết hydrogen nên nhiệt độ sôi thấp
Khối lượng CH3CHO < khối lượng CH3COOCH3
Nhiệt độ sôi tăng dần là: CH3CHO < CH3COOCH3 < CH3CH2OH < CH3COOH.
Ester nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ethyl alcohol?
Ester tác dụng với NaOH thu được ethyl alcohol là CH3COOC2H5
Phương trình phản ứng:
CH3COOC2H5 + NaOH → C2H5OH + CH3COONa
Ester X được tạo bởi methyl alcohol và formic acid. Công thức của X là
Methyl alcohol: CH3OH
Formic acid: HCOOH
C2H5OH + HCOOH HCOOC2H5
Ester X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm sodium propionate và alcohol Y. Công thức của Y là:
Sodium propionate là C2H5COONa
Thủy phân Ester C4H8O2 thu được C2H5COONa và alcohol Y là CH3OH
Hỗn hợp E gồm ba ester đơn chức X, Y, Z (X, Y là đồng phân của nhau, đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 25,64 gam E thu được 1,36 mol CO2 và 0,82 mol H2O. Mặt khác, khi cho 25,64 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì số mol NaOH phản ứng là 0,34 mol, thu được alcohol T, aldehyde Q và m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có nC = nCO2 = 1,36 mol
nH = 2.nH2O = 1,64 mol
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
mO = 25,64 – 1,36.12 – 1,64 = 7,68 gam
nO = 7,68 : 16 = 0,48 mol
Ta có: nCOO- = nO = 0,48 : 2 = 0,24 mol
Do ester đơn chức
nE = nX + nY + nZ = 0,24 mol
Ta có:
nNaOH > nE do đó Z là ester của phenol
Gọi a là số mol của X, Y và b là số mol của Z
Ta có:
a + b = 0,24 mol
a + 2b = 0,34 mol
Giải hệ ta được: a = nX + nY = 0,14 mol; b = nZ = 0,1 mol
Giả sử ester X, Y có n nguyên tử C (n ≥ 4), ester Z có m nguyên tử C (m≥7)
0,14n + 0,1m = 1,36 7n + 5m = 68
Với giá trị n = 4, m = 8 thỏa mãn là nghiệm duy nhất
Sản phẩm có 1 alcohol, 1 aldehyde, 2 muối nên các chất là:
X: HCOO−CH2−CH=CH2
Y: HCOO−CH=CH−CH3
Z: HCOO−C6H4−CH3
Muối gồm HCOONa (0,24 mol) và CH3C6H4-ONa (0,1 mol)
mmuối = mHCOONa + mCH3C6H4-ONa = 29,32 gam
Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam ester đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam alcohol Z. Giá trị của m là:
Công thức của ester đơn chức: RCOOR’
Phương trình hóa học:
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
Vì mmuối > mester MR’ < MNa = 23 R’ = CH3 (15) Alcohol Z: CH3OH
Đặt NaOH = x
nCH3OH = x mol
Bảo toàn khối lượng ta có:
mester + mNaOH = m muối + malcohol
14,8 + 40x = 16,4 + 32x x = 0,2 mol
malcohol = 0,2.32 = 6,4 gam
Hai hợp chất hữu cơ X và Y đều có khối lượng phân tử bằng 60 amu. X có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. Y có khả năng phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo X, Y lần lượt là
X và Y đều có khối lượng phân tử là 60 amu
X và Y có cùng công thức phân tử: C2H4O2.
+ X có khả năng phản ứng với Na; NaOH; Na2CO3 X là axit.
X là CH3COOH.
+ Y phản ứng với NaOH đun nóng mà không phản ứng với Na Y là ester.
Y là HCOOCH3.
Công thức của triolein là
Công thức của triolein là (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa
Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa chủ yếu gốc acid béo no
Dầu mỡ để lâu bị ôi là do
Dầu mỡ để lâu bị ôi là do các gốc acid béo không no trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxygen không khí tạo chất có mùi khó chịu
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglyceride,
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristerin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng:
Phát biểu (a), (b), (c) đúng
d) sai vì
Tristerin: (C17H35COO)3C3H5.
Triolein: (C17H33COO)3C3H5
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = mglycerol + mmuối
a = mX + mNaOH - mglixerol = 17,8+ 0,06. 40 – 0,02.92 = 18,36 (g)
Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam chất béo và 2 – 2,5 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 -5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai:
Phản ứng xà phòng hóa diễn ra bước 2 là phản ứng thuận nghịch sai vì phản ứng xà phòng hóa 1 chiều
Do mỡ không tan nên phải khuấy đều liên tục để trộn lẫn hỗn hợp phản ứng.
Dung dịch NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng, mặt khác xà phòng lại ít tan trong dung dịch NaCl nên khi thêm vào xà phòng sẽ nổi lên.
Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là
Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là gốc hydrocarbon dài
Có thể dùng chất nào thay thế cho sodium hydroxide trong phản ứng điều chế xà phòng
Có thể dùng Potassium hydroxide thay thế cho sodium hydroxide trong phản ứng điều chế xà phòng
Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp thường là
Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp thường là Muối sodium alkylsulfate (R-OSO3Na), sodium alkylbenzene sulfonate