Luyện tập Một số tính chất và ứng dụng của phức chất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 17 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 17 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Dấu hiệu nhận biết phản ứng tạo thành phức chất

    Phản ứng tạo thành phức chất trong dung dịch không thể nhận biết dựa vào dấu hiệu nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tạo thành phức chất trong dung dịch có thể nhận biết dựa vào dấu hiệu nào sau đây: xuất hiện kết tủa, hòa tan kết tủa, thay đổi màu sắc

  • Câu 2: Nhận biết
    Phức chất nào sau đây tan tốt trong nước

    Phức chất nào sau đây tan tốt trong nước:

    Hướng dẫn:

    Các phức chất mang điện tích thường tan tốt trong nước, còn các phức chất không mang điện (trung hòa) thường ít tan trong nước

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-

    Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [ZnCl4]2-, [Ni(CN)4]2-, [PtCl2(NH3)2] (vuông phẳng). Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-

    Hướng dẫn:

    Đồng phân hình học: là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có sự

    phân bố khác nhau của các phối tử xung quanh ion trung tâm

    Các phức chất [MA4] và [MAB3] không có đồng phân cis- và trans-

    Phức chất vuông phẳng [MA2BC] có đồng phân cis- và trans-

    Phức chất [PtCl2(NH3)2] có đồng phân hình học

  • Câu 4: Vận dụng
    Số công thức có thể có của phức chất

    Xét phức chất vuông phẳng có nguyên tử trung tâm M và hai loại phối tử A, B. Cả A và B đều có dung lượng phối trí là 1. Số công thức có thể có của phức chất (bỏ qua điện tích của phức chất) là

    Hướng dẫn:

    Công thức hóa học có thể có là: cis−[MA2B2]; trans−[MA2B2], [MAB3] và [MA3B]

  • Câu 5: Thông hiểu
    Kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Ti(H2)6]3+

    Kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Ti(H2)6]3+ biết Ti có Z = 22 là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử trung tâm Ti3+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d1

    Dựa đoán hình dạng của phức chất là bát diện. Nguyên tử trung tâm Ti3+ lai hóa d2sp3.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất aqua được tạo thành khi cho CuSO4

    Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ phức chất aqua được tạo thành khi cho CuSO4 khan màu trắng hoà tan trong nước.

    Hướng dẫn:

    Dấu hiệu chứng tỏ phức chất aqua được tạo thành: thay đổi màu sắc. CuSO4 khan màu trắng, khi hoà tan trong nước, các phân tử nước liên kết với ion Cu2+ tạo phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+ có màu xanh.

  • Câu 7: Vận dụng
    Nhận xét đúng

    Cho thí nghiệm sau:

    Ống nghiệm 1: Cho khoảng 1 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm. Cho tiếp 3 giọt dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 10% vào ống nghiệm, vừa nhỏ vừa lắc - đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.

    Ống nghiệm 2: Cho khoảng 1 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi dung dịch chuyển màu hoàn toàn.

    Nhận xét nào sau đây đúng về thí nghiệm trên

    Hướng dẫn:

    Ống nghiệm 1:

    Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

    Sau đó kết tủa xanh tan dần tạo thành phức chất có màu xanh lam

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2.

    Ống nghiệm 2:

    Dung dịch chuyển từ màu xanh sang xanh lá, cuối cùng là màu vàng:

    CuSO4 + 4HCl → H2[CuCl4] + H2SO4

  • Câu 8: Nhận biết
    Phối tử có trong phức chất cisplatin

    Phối tử có trong phức chất cisplatin là:

    Hướng dẫn:

    Cisplatin có công thức [Pt(NH3)2Cl2]

    Dạng hình học vuông phẳng

    Nguyên tử trung tâm Pt2+

    Phối tử NH3 và Cl-

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phức chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với aldehyde

    Phức chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với aldehyde?

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử Tollens chứa hợp chất có công thức là [Ag(NH3)2]OH, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với aldehyde

  • Câu 10: Vận dụng
    Khi số phối trí bằng 2 thì phức có dạng hình học và dạng lai hoá

    Khi số phối trí bằng 2 thì phức có dạng hình học và dạng lai hoá gì?

    Hướng dẫn:

    Số phối trí 2:

    Cấu trúc thẳng, ion trung tâm lai hóa sp

    Ví dụ: [CuCl2]-; [Ag(NH3)2]+

  • Câu 11: Nhận biết
    Trong đồng phân cấu tạo

    Trong đồng phân cấu tạo, ta có mấy dạng đồng phân

    Hướng dẫn:

    Có 2 dạng: đồng phân phối trí và đồng phân liên kết

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nhận xét nào đúng về màu của phức chất

    Có 3 lọ hoá chất, mỗi lọ đựng dung dịch của một trong các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [Cu(H2O)]2+, [Cu(NH3)4(H2O)2]2+. Nhận xét nào đúng về màu của phức chất trên?

    Hướng dẫn:

    Phức chất trong suốt, không có màu là [Ag(NH3)2]+.

    Phức chất có màu xanh là: [Cu(H2O)6]2+.

    Phức chất có màu xanh lam là: [Cu(NH3)4(H2O)2]2+

  • Câu 13: Nhận biết
    Phức chất có màu xanh rêu

    Phức chất nào sau đây có màu xanh rêu?

    Hướng dẫn:

    Phức chất có màu xanh là: [Cu(H2O)6]2+.

    Phức chất có màu xanh tím: [Cr(H2O)6]3+.

    Phức chất có màu luc nhạt: [Fe(H2O)6]2+.

    Phức chất có màu xanh rêu: [Cr(OH)6]3-.

  • Câu 14: Nhận biết
    Với cùng 1 phối tử thì màu sắc của phức phụ thuộc

    Với cùng 1 phối tử thì màu sắc của phức phụ thuộc vào gì?

    Hướng dẫn:

    Với cùng 1 phối tử thì màu sắc của phức phụ thuộc vào trạng thái oxi hóa của ion kim loại

  • Câu 15: Nhận biết
    Chất nào có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2

    Chất nào có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Chất nào có khả năng tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là saccharose

  • Câu 16: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của phức chất

    Ứng dụng nào sau đây không phải của phức chất?

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng không phải của phức chất là: sản xuất phân bón hóa học

  • Câu 17: Thông hiểu
    Phức chất của ion kim loại nào sau đây cấu tạo nên chlorophyll

    Phức chất của ion kim loại nào sau đây cấu tạo nên chlorophyll hay chất diệp lục, có vai trò quan trọng trong quá trình quan hợp cây xanh.

    Hướng dẫn:

    Phước chất của Mg2+ cấu tạo nên chlorophyll hay chất diệp lục, có vai trò quan trọng trong quá trình quan hợp cây xanh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (18%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo