Nhóm A bao gồm các nguyên tố
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p
Nhóm A bao gồm các nguyên tố
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p
Kim loại sau đây thuộc nhóm IIA
Kim loại thuộc nhóm IA: Lithium, potassium, francium.
Kim loại thuộc nhóm IIA: magnesium
Cho nguyên tố có kí hiệu là 12X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
X (Z = 12): [Ne]3s23s2
Vậy X ở chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIA (do có 2 electron hóa trị, nguyên tố s)
Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố:
Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p63s1
Ta thấy electron cuối cùng được điền vào phân lớp s nên nguyên tố thuộc họ nguyên tố s.
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do
Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
Kim loại kiềm có kiểu mạng lập phương tâm khối
Be, Mg có kiểu mạng lục phương ;
Ca, Sr có kiểu mạng lập phương tâm mặt;
Ba có kiểu mạng lập phương tâm khối.
Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là:
Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là Zn
Cho các nhận xét sau:
(1) Các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(2) Các nguyên tố s, d, f thường là kim loại.
(3) Liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị đều có sự dùng chung electron.
(4) Liên kết kim loại được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Số phát biểu đúng là:
(4) sai vì Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hoá trị tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.
Kim loại nào sau đây có kiểu mạng lập phương tâm mặt
Kim loại nào sau đây có kiểu mạng lập phương tâm mặt là Ca
Kim loại nào sau đây có kiểu mạng lục phương
Kim loại nào sau đây có kiểu mạng lục phương Mg
Dãy các kim loại có cùng kiểu mạng lập phương tâm mặt là
Dãy các kim loại có cùng kiểu mạng lập phương tâm mặt là Ca, Sr. Cu.
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là 1
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường
Các nguyên tố kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại
Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại 1s22s22p63s23p1
Cho các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu, Zn. Các nguyên tử kim loại trên có số electron ở lớp ngoài cùng là 1 electron là:
Các nguyên tử kim loại trên có số electron ở lớp ngoài cùng là 1 (như Na, Cu), 2 (như Mg, Fe, Zn), 3 (như Al).
Hòa tan hoàn toàn 23,1 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,9 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
Số mol H2 là nH2 = 0,9:2 = 0,45 (mol)
Phương trình hóa học
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0
nH2 = x + y = 0,45
mhh = 24x + 65y = 23,1
Giải hệ phương trình: x = 0,15 mol ; y = 0,3 mol
Khối lượng muối:
m = 0,15.95 + 0,3.136 = 55,05 gam
Hòa tan 4,32 gam một kim loại hóa trị II trong 150 mL dung dịch H2SO4 1,5M. Muốn trung hòa acid dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 90 mL dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là:
Gọi kim loại cần tìm là R.
Phương trình phản ứng
R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)
nH2SO4 = 1,5.0,15 = 0,225 (mol);
nNaOH = 0,09.1 = 0,09 (mol)
Theo phương trình (2) ta có:
nH2SO4 = nNaOH = 0,09:2 = 0,045 mol
Số mol H2SO4 phản ứng (1) là:
nH2SO4 (1) = nH2SO4 – nH2SO4 (2)
= 0,225 – 0,045 = 0,18 mol
Từ phương trình (1)
nR = nH2SO4 (1) = 0,18 mol
MR = 4,32 : 0,18 = 24 gam/mol.
Kim loại là Mg
R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 21,06 gam R tác dụng với 30 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 34,68 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là:
Ta có nHCl = 0,24 mol
Xét các phản ứng:
R + HCl → RCl + H2
R + H2O → ROH + H2
nCl- = nHCl = 0,24 mol;
mR = 21,06 gam
Trong 34,68 gam chất rắn bao gồm ROH và RCl
⇒ mrắn = mR+ + mCl- + mOH-
→ 34,68 = 21,06 + 0,24.35,5 + 17. nOH-
→ nOH- = 0,3 mol
nR = nCl- + nOH-= 0,24 + 0,3 = 0,54 mol
MR = 21,06 : 0,54 = 39 gam/mol
⇒ R là kim loại K
X, Y là 2 muối carbonate của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 7,437 lít khí CO2 (đkc). Các kim loại nhóm IIA là:
nCO2 = 0,3 mol
Gọi công thức chung của 2 kim loại là: R
RCO3 + H+ → R2+ + CO2 + H2O
nRCO3 = nCO2 = 0,3 mol
⇒ R = 34,6
⇒ 2 Kim loại là: Mg (24); Ca (40)
Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn tác dụng với nước thu được 7,437 lít khí (đkc) và dung dịch A. Xác định tên của hai kim loại đó:
Gọi R là kí hiệu chung của hai kim loại nhóm IA, R cũng là nguyên tử khối trung bình
của hai kim loại.
2R + 2H2O → 2ROH + H2 ↑
0,6 0,3
nH2 = 7,437 : 24,79 = 0,3 (mol)
Theo phương trìn: nR = 0,6 mol
R = 20,2:0,6 = 33,67
Vì hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp nên một kim loại phải có nguyên tử khối nhỏ hơn 33,67 và kim loại còn lại có nguyên tử khối lớn hơn 33,67.
Vậy ta có: R1 = 23 (Na) < R = 33,67 < R2 = 39 (K)
Dựa vào bảng tuần hoàn hai kim loại đó là Na, K