Luyện tập Xà phòng và chất giặt rửa KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo

    Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất

    Hướng dẫn:

    Cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa đều gồm 2 phần. Phần phân cực là gốc hydrocarbon có mạch dài không tan trong nước và phần phân cực tan được trong nước. Nên khi cho xà phòng, chất giặt rửa vào trong nước thì đuôi kị nước sẽ tương tác với dầu mỡ, giúp dầu mỡ và các chất bẩn bị phân tán trong dung dịch nước. Nhờ vậy mà có thể loại bỏ các vết bẩn trên quần áo, dầu mỡ ở chén bát.

  • Câu 2: Nhận biết
    Thành phần chính của xà phòng

    Thành phần chính của xà phòng là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của xà phòng là muối soidum hoặc potassium của acid béo

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất phụ gia trong xà phòng

    Chất nào sau đây không phải chất phụ gia trong xà phòng

    Hướng dẫn:

    Chất nào sau đây không phải chất phụ gia trong xà phòng là chất giặt rửa tự nhiên

  • Câu 4: Nhận biết
    Phần ưa nước trong xà phòng

    Phần ưa nước trong xà phòng là?

    Hướng dẫn:

    Phần ưa nước trong xà phòng là nhóm carboxylate.

  • Câu 5: Nhận biết
    Nguyên liệu để điều chế chất giặt rửa tổng hợp

    Nguyên liệu nào sau đây được dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp?

    Hướng dẫn:

    Dầu mỏ là nguyên liệu được dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp

  • Câu 6: Nhận biết
    Điều chế xà phòng

    Điều chế xà phòng bằng thí nghiệm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Điều chế xà phòng bằng cho chất béo tác dụng với dung dịch kiểm NaOH đặc hoặc KOH đặc

  • Câu 7: Nhận biết
    Công dụng quan trong nhất của xà phòng và chất giặt rửa

    Công dụng quan trong nhất của xà phòng và chất giặt rửa là

    Hướng dẫn:

    Công dụng quan trong nhất của xà phòng và chất giặt rửa là tẩy rửa

  • Câu 8: Nhận biết
    Đầu ưa nước

    Trong hợp chất CH3[CH2]10CH2OSO3Na là chất giặt rửa tổng hợp. Đầu ưa nước của chất này là

    Hướng dẫn:

    CH3[CH2]10CH2OSO3Na: là chất giặt rửa tổng hợp.

    Đầu ưa nước:  OSO3Na.

    Đuôi kị nước: CH3[CH2]10CH2.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chất nào là xà phòng

    Chất nào sau đây là xà phòng?

    Hướng dẫn:

    Chất nào sau đây là xà phòng là CH3[CH2]14COONa

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chất giặt rửa tổng hợp

    Chất nào sau đây là chất giặt rửa tổng hợp?

    Hướng dẫn:

    Chất giặt rửa tổng hợp là CH3[CH2]10CH2OSO3Na.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do

    Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có

    Hướng dẫn:

    Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có Một đầu phân cực và một đầu không phân cực

  • Câu 12: Thông hiểu
    Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng

    Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

    Hướng dẫn:

    Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải

  • Câu 13: Thông hiểu
    Nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Chất béo là triester của glycerol với acid béo

    Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo và các chất phụ da

    Mỡ động vặt dầu thực vật không tan trong nước

    Dung dịch xà phòng có môi trường base

  • Câu 14: Vận dụng
    Phát biểu sai

    Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

    Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 40%.

    Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thinh thoảng thêm nước cất để giữ thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

    Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

    Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?

    Hướng dẫn:

    Sau bước 3 có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là muối sodium của acid béo (xà phòng)

  • Câu 15: Vận dụng
    Phát biểu sai

    Tiến hành thí nghiệm điều chế xà hóa tristearin theo các bước sau:

    Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 mL dung dịch NaOH nồng độ 40%.

    Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

    Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Mục đích chính của việc việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của acid béo (xà phòng)

  • Câu 16: Thông hiểu
    Hãy chọn phát biểu đúng

    Hãy chọn phát biểu đúng về lipid

    Hướng dẫn:

    Lipid là các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Số phát biểu đúng

    Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

    Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam chất béo và 2 – 2,5 mL dung dịch NaOH 40%.

    Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

    Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 -5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

    (b) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của acid béo.

    (c) Nếu thay chất béo bằng ethyl acetate, hiện tượng quan sát được giống nhau.

    (d) Sản phẩm rắn của thí nghiệm thường dùng để sản xuất xà phòng.

    (e) Phần dung dịch còn lại sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

    Số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: (a); (b); (d); (e)

    (a) đúng, có xà phòng màu trắng nổi lên

    (b) đúng, dung dịch NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng, mặt khác xà phòng lại ít tan trong dung dịch NaCl nên khi thêm vào xà phòng sẽ nổi lên

    c) sai vì muỗi CH3COONa tan tốt, không nổi lên

    d) đúng

    e) Đúng vì phần dung dịch chứa C3H5(OH)3 hòa tan được Cu(OH)2

  • Câu 18: Nhận biết
    Sản xuất xà phòng

    Hóa chất nào sau đây không được sử dụng sản xuất xà phòng?

    Hướng dẫn:

    Hóa chất không được sử dụng để sản xuất xà phòng là dung dịch calcium chloride bão hòa

  • Câu 19: Nhận biết
    Để tăng độ cứng của xà phòng

    Để tăng độ cứng của xà phòng trong quá trình sản xuất, người ta thường dùng thêm chất phụ gia nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để tăng độ cứng của xà phòng trong quá trình sản xuất, người ta thường dùng thêm chất độn

  • Câu 20: Vận dụng
    Dụng cụ nào không phù hợp để sử dụng điều chế xà phòng

    Trong quá trình điều chế xà phòng từ chất béo, dụng cụ nào không phù hợp để sử dụng?

    Hướng dẫn:

    Việc dùng bát nhôm xoong nhôm để làm thí nghiệm này là không phù hợp. Vì nhôm có thể xảy ra phản ứng với dung dịch NaOH làm bát nhôm hoặc xoong nhôm bị thủng

    2Al + 2NaOH + 2H2O ightarrow 2NaAlO2 + 3H2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo