Luyện tập Sự ăn mòn kim loại KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn nội dung đúng

    Nội dung nào sau đây đúng khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hoá.

  • Câu 2: Nhận biết
    Sắt không bị ăn mòn điện hoá

    Sắt không bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí

    Hướng dẫn:

    Sắt không bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại Zn

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hiện tượng ăn mòn thép

    Cho một só hiện tượng ăn mòn thép trong đời sống

    1) Thép bị gỉ trong không khí khô.

    2) Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

    3) Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển.

    Hiện tượng ăn mòn thép trên thuộc loại ăn mòn hoá học là:

    Hướng dẫn:

    Thép bị gỉ trong không khí khô thuộc loại ăn mòn hoá học vì thép bị oxi hoá trực tiếp bởi O2 trong không khí.

    Thép bị gỉ trong không khí ẩm thuộc loại ăn mòn điện hoá

    Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển thuộc loại ăn mòn điện hoá 

  • Câu 4: Nhận biết
    Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do

    Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là:

    Hướng dẫn:

    Sự phá hủy của kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh được gọi là Sự ăn mòn kim loại.

  • Câu 5: Nhận biết
    Bảo vệ các đồ vật làm từ gang, thép

    Để bảo vệ các đồ vật làm từ gang, thép phương pháp nào sau đây không nên làm

    Hướng dẫn:

    Để bảo vệ các đồ vật làm từ gang, thép phương pháp nào sau đây không nên sử dụng giấy giáp sắt làm sạch bề mặt gang, thép

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ứng dụng để chế tạo chi tiết của máy bay, ô tô

    Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo chi tiết của máy bay, ô tô?

    Hướng dẫn:

    Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao được ứng dụng để chế tạo chi tiết của máy bay, ô tô

  • Câu 7: Nhận biết
    Trường hợp ăn mòn điện hóa

    Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá?

    Hướng dẫn:

    Thép bị gỉ trong không khí ẩm thuộc loại ăn mòn điện hoá vì trong không khí ẩm, trên bề mặt thép luôn có lớp nước mỏng đã hoà tan khí oxygen và carbon dioxide tạo thành dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) thành phần của thép tiếp xúc với dung dịch đó, tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Thanh kim loại đã dùng có thể

    Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là

    Hướng dẫn:

    Các cặp Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni. Sắt hoạt động hơn nên sẽ đóng vai trò là cực âm, bị phá huỷ trước.

    Thanh kim loại đã dùng có thể là Zn

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chất tan trong dung dịch X

    Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Nhỏ thêm dung dịch X là CuSO4 thỏa mãn điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa với hai điện cực là Zn và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    Thanh kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Giai đoạn nào xảy ra dạng ăn mòn hóa học

    Xét thí nghiệm sau:

    1) Cho mẩu kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid loãng.

    2) Tiếp tục cho vài giọt dung dịch copper (II) sulfate vào ống nghiệm ở ý 1) thì các bọt khí được tạo thành nhanh hơn.

    Giai đoạn nào xảy ra dạng ăn mòn hóa học.

    Hướng dẫn:

    Giai đoạn 1: xảy ra ăn mòn hóa học theo phản ứng:

    Zn(s) + H2SO4(aq) ⟶ ZnSO4(aq) + H2(g)

    Giai đoạn 2: xảy ra ăn mòn điện hóa vì khi cho dung dịch copper(II) sulfate vào ống nghiệm ở ý 1)

    CuSO4(aq) + Zn(s) ⟶ ZnSO4(aq) + Cu(s).

  • Câu 11: Nhận biết
    Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa

    Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa là

    Hướng dẫn:

    Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa là đều xảy ra quá trình oxi hóa khử trong đó kim loại bị oxi hóa.

    Đều là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Cho biết ở cực dương xảy ra quá trình

    Ăn mòn điện hoá các hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia. Cho biết ở cực dương xảy ra quá trình

    Hướng dẫn:

    Gang, thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác. Không khí ẩm có hoà tan khí CO2, O2,... tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang, thép, làm xuất hiện vô số pin điện hoá mà Fe là cực âm, C là cực dương

    Ở cực âm xảy ra sự oxi hoá: Fe → Fe2+ + 2e

    Ở cực dương xảy ra sự khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH

  • Câu 13: Thông hiểu
    Quá trình xảy ra ở cực âm

    Để một vật làm bằng hợp kim Zn – Cu trong không khí ẩm, quá trình xảy ra ở cực âm là

    Hướng dẫn:

    Tại anode: kẽm bị oxi hóa thành ion Zn2+:

    Zn(s) ⟶ Zn2+(aq) + 2e

  • Câu 14: Nhận biết
    Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học

    Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học là

    + Hai kim loại khác nhau hoặc một kim loại và một phi kim.

    + Chúng tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn điện.

    + Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép

    Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép người ta gắn thêm các tấm kim loại nào sau đây lên vỏ tàu (phần chìm dưới nước)

    Hướng dẫn:

    Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển

    Thành phần chính của thép là Fe, khi gắn Zn vào vỏ tàu sẽ tạo thành cặp điện cực Zn – Fe. Hai điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li (nước biển) nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Trong đó, kẽm có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn, do đó vỏ tàu được bảo vệ.

  • Câu 16: Vận dụng
    Khối lượng Mg đã phản ứng

    Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 1,2 mol Fe(NO3)3 và 0,075 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 17,4 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Nếu chỉ có Cu2+ chuyển về Cu, Fe3+ không thể chuyển về Fe

    \Rightarrow mkim loại tăng = mCu – mMg phản ứng = 64.0,075 – 24.0,075 = 3 gam (1)

    Nếu Cu2+ chuyển về Cu, Fe3+ chuyển về Fe thì khối lượng kim loại tăng sau phản ứng là:

    mtăng = mCu + mFe – mMg

    = 0,075.64 + 1,2.56 – (0,075 + 1,8).24 = 27 gam > 17,4 gam (2)

    Từ (1) và (2)\  \Rightarrow Fe3+ không thể chuyển hết về Fe

    Vậy phương trình ion rút gọn xảy ra theo thứ tự là:

    Mg + 2Fe3+ ightarrow Mg2+ + 2Fe2+

    0,6   \leftarrow   1,2 ightarrow 1,2 mol

    Mg + Cu2+ ightarrow Mg2+ + Cu

    0,075          0,075 mol

    Mg + Fe2+ ightarrow Mg2+ + Fe

    x                x                 x

    mKim loại tăng = mCu + mFe – mMg phản ứng

    17,4 = 0,075.64 + 56.x – (0,075 + 0,6).24 – 24x

    \Leftrightarrow 32x = 28,8

    \Rightarrow x = 0,9 mol < 1,2 mol (TM)

    \Rightarrow mMg phản ứng = 24.(0,075 + 0,9 + 0,6) = 37,8 gam

  • Câu 17: Vận dụng
    Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa

    Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.

    (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

    (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl­­2

    (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3

    (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

    Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học là

    + Hai kim loại khác nhau hoặc một kim loại và một phi kim.

    + Chúng tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn điện.

    + Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

    (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2 → Xảy ra ăn mòn điện hóa.

    (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3 → Sai, vì không có 2 cực.

    (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl­­2 → Xảy ra ăn mòn điện hóa.

    (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3 → Sai, vì không có 2 cực.

    (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm → Xảy ra ăn mòn điện hóa.

    Các trường hợp xảy ăn mòn điện hóa học là: (1), (3), (5)

  • Câu 18: Vận dụng
    Khối lượng Zn trong hỗn hợp ban đầu

    Cho 9,2 gam hỗn hợp bột Zn và Al vào 400 mL dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 46,45 gam chất rắn. Khối lượng Zn trong hỗn hợp ban đầu là

    Hướng dẫn:

    nAgNO3 = 0,4 mol \Rightarrow  mAg sinh ra tối đa = 0,4.108 = 43,2 gam < 46,45 gam

    \Rightarrow kim loại dư, AgNO3 phản ứng hết

    Trường hợp 1: Al hết, Zn phản ứng 1 phần \Rightarrow chất rắn thu được gồm Ag và Zn dư

    mZn dư = 46,45 – 43,2 = 3,25 gam \Rightarrow nZn dư = 0,05 mol

    Gọi nAl = x mol;  nZn phản ứng  = y mol

    \Rightarrow 27x + 65y + 3,25 = 9,2  (1)

    Bảo toàn electron: 3nAl + 2n­Zn phản ứng = nAg \Rightarrow 3x + 2y = 0,4  (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,1, y = 0,05

    \Rightarrow mZn = mZn dư + mZn phản ứng = 3,25 + 0,05.65 = 6,5 gam

    Trường hợp 2: Al phản ứng 1 phần, Zn chưa phản ứng \Rightarrow chất rắn thu được gồm Ag và Zn và Al dư

    mZn + Al dư = 46,45 – 43,2 = 3,25 gam

    Bảo toàn electron: nAg = 3nAl phản ứng 

    \Rightarrow nAl phản ứng = 0,4: 3 = \frac{4}{30} mol

    \Rightarrow mAl phản ứng = 3,6 gam  

    \Rightarrow mZn + mAl dư = 9,2 – 3,6 = 5,6 ≠ 3,25

    Loại trường hợp này

  • Câu 19: Vận dụng
    Khối lượng Fe trong X

    Cho 10,2 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4​ 0,3M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 10,44 gam hỗn hợp kim loại Z. Khối lượng Fe trong X là

    Hướng dẫn:

    mZ > mX nên Fe đã phản ứng \Rightarrow Zn hết Z là hỗn hợp nên Fe còn dư

    \Rightarrow Cu2+​ hết mFe dư = mZ – mCu = 4,2

    Đặt x, y, là số mol Zn, Fe phản ứng

    mX = 65x + 56y + 4,2 = 10,2 (1)

    nCuSO4​ = x + y = 0,0975

    Giải hệ phương trình (1) và (2)

    \Rightarrow x = 0,06; y = 0,0375

    \Rightarrow mFe trong X = 56y + 4,2 = 56.0,0375 + 4,2 = 6,3 gam

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4

    Cho hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 1,2 gam Mg tác dụng với 250 mL dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,2 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:

    Hướng dẫn:

    nMg = 1,2 : 24 = 0,05 mol

    nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol

    Mg + CuSO4 ightarrowMgSO4 + Cu

    Fe + CuSO4 ightarrow FeSO4 + Cu

    Nếu Mg và Fe đều hết, CuSO4 dư thì lượng Cu sinh ra là

    nCu = nMg + nFe = 0,05 + 0,1 = 0,15 mol

    mCu = 0,15.64 = 9,6 gam > 9,2 ham

    Vậy CuSO4 hết, kim loại còn dư

    Trường hợp 1: Mg dư, Fe chưa phản ứng

    Mg + CuSO4 ightarrowMgSO4 + Cu

    x \mathbf{\leftarrow} x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \  ightarrow x

    mKim loại sau pứ = mMg dư + mFe + mCu

    1,2 – 24x + 5,6 + 64x = 9,2

    \Rightarrow x = 0,06 mol > 0,05 mol (Mg dư thì x < 0,05 mol) Loại

    Trường hợp 2: Mg hết, Fe dư

    Mg + CuSO4 ightarrow MgSO4 + Cu

    0,05 ightarrow 0,05 ightarrow 0,05 (mol)

    Fe + CuSO4 ightarrow FeSO4 + Cu

    y \leftarrow y ightarrow y

    mKim loại sau pứ = mFe dư + mCu

    \Rightarrow 5,6 – 56y + 64(y + 0,05) = 9,2 g

    \Rightarrowy = 0,05 mol

    \RightarrownCuSO4 = 0,05 + y = 0,1 mol

    CM dung dịch CuSO4 = 0,1 : 0,25 = 0,4M

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo