Luyện tập Vật liệu polymer KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định polymer

    Polymer X có đặc điểm: là chất rắn, vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,…Polymer X là

    Hướng dẫn:

    Poly(vinyl chloride) PVC là chất rắn, vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa

  • Câu 2: Nhận biết
    Tơ tằm thuộc loại

    Tơ tằm thuộc loại

    Hướng dẫn:

    Tơ tự nhiên có sẵn trong tự nhiên như bông, len, tơ tằm.

  • Câu 3: Nhận biết
    Polymer bán tổng hợp?

    Polymer nào sau đây thuộc loại polymer bán tổng hợp?

    Hướng dẫn:

    Polymer bán tổng hợp: Tơ acetate

    Polymer thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột

    Polyethylene là polymer tổng hợp

  • Câu 4: Thông hiểu
    Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm

    Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bên thành sợi len đan áo rét?

    Hướng dẫn:

    Tơ nitron hay olon được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinyl cyanide tạo thành polacrylonitrile:

    Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được sử dụng để dệt vải may quần áo ấm, vải bạt, máu hiên ngoài trời, vải làm cánh buồm, sợi gia cường, …

  • Câu 5: Nhận biết
    Tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào

    Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét. Tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tơ nitron hay olon được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinyl cyanide tạo thành polacrylonitrile:

  • Câu 6: Nhận biết
    Số vật liệu có tính đàn hồi

    Cho dãy gồm các vật liệu: (1) tơ nitron, (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna - S, (4) keo dán urea-formaldehyde. Số vật liệu có tính đàn hồi là:

    Hướng dẫn:

    Các vật liệu cao su có tính đàn hồi: (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna-S

    Các các vật liệu còn lại không có tính đàn hồi

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhựa PPF poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng

    Nhựa PPF poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Nhựa PPF poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch HCHO có mặt acid làm xúc tác.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tơ nhân tạo

    Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

    Hướng dẫn:

    Tơ tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên như bông, len, tơ tằm, …

    Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polymer tổng hợp như các tơ polyamide (capron, nylon-6,6), to nitron, …

    Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo): chế tạo từ các polymer tự nhiên bằng phương pháp hóa học như tơ visco, tơ cellulose acetate, …

    Vậy tơ acetate thuộc tơ nhân tạo

  • Câu 9: Nhận biết
    Những tơ thuộc tơ nhân tạo

    Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nylon–6,6, tơ celluose acetate, tơ capron, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

    Hướng dẫn:

    Những tơ thuộc tơ nhân tạo là: Tơ visco và tơ celluose acetate

  • Câu 10: Thông hiểu
    Số nhận xét sai

    Cho các nội dung sau:

    (1) Sự lưu hóa cao su thiên nhiên có được là do trên mạch carbon còn liên kết đôi.

    (2) Có thể thay thế lưu huỳnh bằng carbon để tăng độ cứng của cao su lưu hóa.

    (3) Cao su tự nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng với H2, HCl, Cl2,...

    (4) Cao su tự nhiên là một loại polymer có chứa mắt xích isoprene.

    Số nhận xét sai:

    Hướng dẫn:

    Do có liên kết đôi trong phân tử polymer, cao su thiên nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng H2, HCl, Cl2,... và đặc biệt có tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa

  • Câu 11: Nhận biết
    Cấu trúc mạng lưới không gian

    Vật liệu polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?

    Hướng dẫn:

    Khi cho cao su tác dụng với lưu huỳnh thu được cao su lưu hóa. Cao su khi lưu hóa có các cầu nối disulfide tạo mạng lưới không gian.

  • Câu 12: Nhận biết
    Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn

    Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn là?

    Hướng dẫn:

    Cao su buna có công thức cấu tạo thu gọn là –(–CH2–CH=CH–CH2–)n–.

  • Câu 13: Nhận biết
    Để sản xuất cao su buna – S

    Để sản xuất cao su buna – S người ta trùng hợp

    Hướng dẫn:

    Để sản xuất cao su buna – S người ta trùng hợp buta−1,3−diene và styrene

  • Câu 14: Nhận biết
    Công thức của cao su isoprene

    Công thức của cao su isoprene là

    Hướng dẫn:

    Công thức của cao su isoprene là [–CH2–C(CH3)=CH–CH2–]n

  • Câu 15: Thông hiểu
    Ứng dụng vật liệu composite

    Đâu không phải là đặc tính của vật liệu composite sợi carbon và composite sợi thủy tinh được sử dụng trong lĩnh vực hàng không?

    Hướng dẫn:

    Composite sợi carbon và composite sợi thủy tinh có tính chất nhẹ và có độ bền cao, nhẹ độ cứng và độ uốn kéo tốt, cách điện tốt, bền với môi trường nên được sử dụng trong lĩnh vực hàng không.

  • Câu 16: Nhận biết
    Polymer được tạo thành từ phản ứng trùng hợp

    Cho các polymer sau: PE, PP, poly(methyl methacrylate) và PPF. Polymer được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là

    Hướng dẫn:

    Polymer được tạo thành từ phản ứng trùng hợp: PE, PP, poly(methyl methacrylate).

    Polymer được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng: PPF.

  • Câu 17: Thông hiểu
    PVC được dùng làm vỏ dây điện

    PVC được dùng làm vỏ dây điện dựa trên tính chất đặc trưng nào của PVC

    Hướng dẫn:

    PVC được dùng làm vỏ bọc dây điện dựa trên tính tính cách điện tốt, có khả năng chị

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Hiệu suất của phản ứng trùng hợp styrene

    Trùng hợp 78 g styrene bằng cách đun nóng chất này với một lượng nhỏ chất xúc tác Benzoyl peroxide. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại hết Benzoyl peroxide) vào 1,0 lít dung dịch bromine 0,18M ; sau đó cho thêm KI (dư) thấy sinh ra 7,62 g iodide. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp styrene là

    Hướng dẫn:

    Styrene (C6H5CH=CH2)

    nstyrene = 78 : 104 = 0,75 mol

    nI2 = 7,62 : 254 = 0,03 mol

    nBr2 = 0,18.1 = 0,18 mol

    nC6H5CH=CH2 \overset{t^{o},\ xt,p}{ightarrow} (−CH(C6H5)−CH2−)n

    Hỗn hợp sau phản ứng trùng hợp gồm: polymer, styrene dư (x mol)

    C6H5CH=CH2 + Br2 \longrightarrow C6H5-CHBr-CH2Br (1)

    x                        ightarrow x (mol)

    2KI + Br2 \longrightarrow I2 + 2KBr (2)

    0,03 \leftarrow 0,03 mol

    nBr2 = x + 0,03 = 0,18 mol \longrightarrow x = 0,15 mol

    Khối lượng styrene không trùng hợp là

    mstyrene dư = 0,15.104 = 15,6 gam

    Khối lượng styrene đã trùng hợp là

    mstyrene trùng hợp = 78 – 15,6 = 62,4 gam

    Hiệu suất trùng hợp là:

    H = \ \frac{m_{lí\ thuyết}}{m_{thực\
tế}}.100\% = \frac{62,4}{78}.100\% = 80\%

  • Câu 19: Vận dụng
    Cần bao nhiêu tấn acrylonytrile

    Cần bao nhiêu tấn acrylonytrile để điểu chế 1 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65%

    Hướng dẫn:

    Theo định luật bảo toàn khối lượng: macrylonytrile = mtơ nitron =  1 (tấn)

    Khối lượng thực tết cần dùng để điểu chế 1 tấn tơ nitron:

    1.\frac{100\%}{65\%} \approx 1,54\
tấn

  • Câu 20: Vận dụng
    Số gam PE

    Từ 100 mLdung dịch ethylic alcohol 33,34% (D = 0,69g/mL) có thể điều chế được bao nhiêu g PE (hiệu suất 100%)

    Hướng dẫn:

    mrượu= D.V =100 . 33,34%.0,69 = 23 gam

    ⇒ nC2H5OH = 23 : 46 = 0,5 mol

    Sơ đồ phản ứng

    C2H5OH → C2H4 → PE

    0,5 → 0,5 mol

    nC2H4 = 0,5 mol

    H = 100%

    Áp dụng bảo toàn khối lượng

    mPE = mC2H4 = 0,5.28 = 14 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (55%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo