Luyện tập Ôn tập chương 3 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Công thức cấu tạo C4H11N

    Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu công thức cấu tạo của các amine mạch hở?

    Hướng dẫn:

    (1) CH3 – CH2 – CH2 – CH– NH2

    (2) CH3 – CH(NH2) – CH2 – CH3

    (3) (CH3)2CH – CH2 – NH2

    (4) (CH3)3C – NH2

    (5) CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3

    (6) CH3 – CH2 – NH – CH– CH3

    (7) (CH3)2CH – NH – CH3

    (8) CH3 – N(CH3) – CH2 – CH3

  • Câu 2: Thông hiểu
    Khử mùi tanh của cá

    Trong quá trình chế biến từ cá, để giảm bớt mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp amine. Ta có thể sử dụng chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để khử mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amine có thể dùng chanh hoặc giấm ăn để khử mùi tanh. Vì các amine có tính base yếu, khi tác dụng với dung dịch acid tạo các muối không có mùi tanh.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tên gọi của amine CH3CH2CH(CH3)CH2-NH2

    Tên gọi của amine có công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)CH2-NH2

    Hướng dẫn:

    CH3CH2CH(CH3)CH2-NH2 là amine bậc một và có tên gọi như sau:

    2-methylbutan-1-amine

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chọn phát biểu không đúng

    Phát biểu nào dưới đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Ethylamine tác dụng với nitrous acid thu được muối diazonium sai vì ethylamine tác dụng với nitrous acid thu được ethanol và giải phóng nitrogen

  • Câu 5: Nhận biết
    Số amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai

    Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là

    Hướng dẫn:

    Số amine bậc hai của amine có công thức C3H9N:

    CH3 – CH2 – NH – CH3

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím đặc trưng (phản ứng màu buret).

  • Câu 7: Nhận biết
    Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val

    Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được số dipeptide và tripeptide lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được:

    + Dipeptide: Ala-Gly; Gly-Glu; Glu-Val.

    + Tripeptide: Ala-Gly-Glu; Gly-Glu-Val.

  • Câu 8: Nhận biết
    Hợp chất nào là amino acid

    Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

    Hướng dẫn:

    H2NCH(CH3)COOH  là hợp chất thuộc amino acid.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tên thay thế CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH

    Tên thay thế của amino acid có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?

    Hướng dẫn:

    2 – amino – 3 – methylbutanoic acid

  • Câu 10: Vận dụng
    Công thức phân tử của A

    Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89. Công thức phân tử của A

    Hướng dẫn:

    Vì ester B được tạo với amino acid A và methanol nên B có công thức tổng quát là: NH2RCOOCH3

    Phổ MS của ester B xuất hiện peak của ion phân tử [M]có giá trị m/z = 89 \Rightarrow= 89

    Ta có: 16 + R + 44 + 15 = 89\Rightarrow R = 14

    \Rightarrow Công thức cấu tạo của A: NH2CH2COOCH3

    Công thức cấu tạo của A: H2NCH2COOH

  • Câu 11: Nhận biết
    Chất thuộc dipeptide

    Chất nào sau đây thuộc loại dipeptide?

    Hướng dẫn:

    Dipeptide phải có 2 gốc, cả 2 gốc này đều phải là gốc α-amino acid.

  • Câu 12: Vận dụng
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.

    (b) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh lam.

    (c) Trong một phân tử tetrapeptide mạch hở có 4 liên kết peptide.

    (d) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

    (e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.

    (g) Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    b) sai vì khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu tím

    c) sai vì Trong một phân tử tetrapeptide mạch hở có 3 liên kết peptide

    d) sai vì các protein không tan trong nước

    g) sai vì vì phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu vàng.

    Các phát biểu đúng là: a), e)

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được

    Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của lòng trắng trứng là albumin – protein hình cầu.

    Nên khi cho NaOH và CuSO4, tạo thành Cu(OH) kết tủa màu xanh lam.

    Sau đó lòng trắng trứng, tác dụng Cu(OH)2, kết tủa tan ra tạo thành dung dịch màu tím.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Cấu tạo của lysine: H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH

    Có 2 nhóm amino –NH2 và 1 nhóm carboxyl -COOH nên dung dịch lysin có môi trường base, làm quỳ tím đổi màu xanh.

  • Câu 15: Nhận biết
    Số dung dịch làm đổi màu phenolphatlein l

    Cho các dung dịch: C6H5NH2 (aniline), CH3NH2, NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH và NH2-CH2-COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphatlein là

    Hướng dẫn:

    CH3NH2, NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH làm đổi màu phenolphatlein

  • Câu 16: Thông hiểu
    Xác định X, Y, Z

    Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

    Chất

    Thuốc thử

    Hiện tượng

    X

    Cu(OH)2

    Tạo hợp chất màu tím

    Y

    Dung dịch AgNO3/NH3

    Tạo kết tủa Ag

    Z

    Nước bromine

    Tạo kết tủa trắng

    Các chất X, Y, Z lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Chất X tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím → X là Gly – Ala – Gly

    Chất Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa Ag → Y là ethyl formate

    Chất Z tác dụng với nước bromine tạo kết tủa trắng → Z là aniline

  • Câu 17: Vận dụng
    Công thức của X

    Cho 200 mL dung dịch amino acid X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 160 mL dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Công thức của X là

    Hướng dẫn:

    namino acid = 0,2.0,4 = 0,08 (mol)

    nNaOH = 0,16.0,5 = 0,08 (mol)

    Ta xét tỉ lệ mol

    namino acid : nNaOH = 0,08 : 0,08 = 1 : 1 \Rightarrow Amino acid có 1 nhóm –COOH

    Đặt công thức phân tử của X là: (NH2)xRCOOH

    Phương trình tổng quát

    (NH2)xRCOOH + NaOH → (NH2)xRCOONa + H2O

    0,08                                   → 0,08                                 (mol)

    Ta có: M(NH2)xRCOONa = 10 : 0,08 = 125 (g/mol)

    \Rightarrow 16x + R + 67 = 125

    R = 58

    Xét giá trị của x:

    x =1 \Rightarrow R = 42 (C3H6-)

    x = 2 \Rightarrow R = 26 (Không có thỏa mãn)

    Vậy công thức aa là H2N-C3H6-COOH

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị của m

    Thủy phân hoàn toàn 14,6 g Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Công thức Gly- Ala: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

    MGly-Ala= MGly + Mala – 18.(2 – 1) = 75 + 89 -18 = 146

    Gly - Ala + 2NaOH → Muối + H2O

    0,1         → 0,2                      → 0,1 

    Ta có áp dụng bảo toàn khối lượng

    mmuối = mpeptide + mNaOH – mH2O = 14,6 + 0,2.40 – 0,1.18 = 20,8 gam

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Giá trị của m

    Hỗn hợp X gồm alanine, glutamic acid và acrylic acid. Hỗn hợp Y gồm propene và trimethylamine. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxygen cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Alanine: CH3-CH(NH2)-COOH ↔︎ (CH2)2(COO)(NH3)

    Glutamic acid: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH ↔︎ (COO)2(CH2)3(NH3)

    Acrylic acid: CH2=CH-COOH ↔︎ (CH2)2(COO)

    Propen: C3H6 ↔︎ (CH2)3

    Trimethylamine: (CH3)3N ↔︎ (CH2)3(NH3)

    Vậy quy đổi hỗn hợp X, Y thành CH2 (x mol), COO (y mol), NH3 (với nNH3 = 2nN2 = 0,2 mol)

    Xét phản ứng đốt cháy hỗn hợp X và Y

    CH2 + 1,5O2 ightarrow CO2 + H2O

    x 1,5x x (mol)

    2NH3 + 1,5O2 ightarrow N2 + 3H2O

    z 0,75z 0,5z (mol)

    Theo phương trình hóa học ta có:

    nO2 = 1,5x + 0,75z = 1,14 (1)

    nN2 = 0,5z = 0,1 (2)

    nCO2 = x + y = 0,91 (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được:

    x = 0,66; y = 0,25; z = 0,2

    Khi cho a mol X tác dụng với KOH thì: nKOH = nCOO = 0,25 mol

    \Rightarrow mKOH = 0,25.56 = 14 gam

  • Câu 20: Nhận biết
    Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

    Hướng dẫn:

    Glycine: H2N-CH2-COOH

    Aniline: C6H5NH2

    Alanine: H2N-CH(CH3)-COOH

    Methylamine: CH3NH2

    Vậy dụng dịch làm quỳ tím hóa xanh là: CH3NH2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo