Luyện tập Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính chất vật lí chung của kim loại

    Ở điều kiện thường, tính chất vật lí chung của kim loại là

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường các kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất vật lí của kim loại không phải do các electron tự do

    Tính chất vật lí nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra

    Hướng dẫn:

    + Tính dẫn nhiệt của các kim loại được giải thích bằng sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể

    + Kim loại có tính dẻo do các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhau nhờ lực hút tĩnh điện giữa chúng với các electron hoá trị tự do.

    + Khi một hiệu điện thế được áp vào thanh kim loại, các electron tự do trong mạng tinh thể sẽ di chuyển thành dòng từ phía cực âm về cực dương.

    + Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh, gọi là ánh kim.

    Vậy tính cứng của kim loại không phải do các electron tự do gây ra

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất

    Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W

  • Câu 4: Thông hiểu
    Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần

    Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là

    Hướng dẫn:

    Bạc (Ag) là kim loại dẫn điện tốt nhất, tiếp sau bạc là đồng (Cu), vàng (Au) và nhôm (Al), .. Tuy nhiên, nhôm và đồng thường được sử dụng làm dây dẫn điện hơn.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính chất đặc trưng của kim loại

    Tính chất đặc trưng của kim loại là

    Hướng dẫn:

    Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử

  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại tác dụng dung dịch H2SO4 loãng

    Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra chất khí

    Hướng dẫn:

    Cho Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra chất khí H2

    Phương trình phản ứng

    Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g)

    Các kim loại từ Cu đến Au trong dãy điện hóa không đẩy được H2 ra khỏi dung dịch của các acid như HCl, H2SO4 loãng

  • Câu 7: Nhận biết
    Kim loại Cu phản ứng với dung dịch muối

    Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch muối

    Hướng dẫn:

    Kim loại Cu hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại Ag nên có thể đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối của nó.

    Phương trình hoá học:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 8: Nhận biết
    Số kim loại trong dãy phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Cho các kim loại sau: Na, Cu, Ca, Li, Mg, Ag, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

    Hướng dẫn:

    Hầu hết các kim lọa nhóm IA, IIA có tính khử mạnh, tác dụng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng H2.

  • Câu 9: Nhận biết
    Kim loại dẻo nhất

    Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

    Hướng dẫn:

    Au là kim loại dẻo nhất 

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định thí nghiệm

    Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Cho vào ống nghiệm (1) một miếng Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch và ống nghiệm (3) một mẩu Ag. Ion Cu2+ bị khử thành Cu trong thí nghiệm

    Hướng dẫn:

    Ag không phản ứng với dung dịch CuSO4

    Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thì Na sẽ phản ứng với nước trước để tạo thành dung dịch kiềm

    Cho đinh sắt vào dung dịch copper(II) sulfate. Khi đó sắt (Fe) đóng vai trò là chất khử, copper(II) sulfate (CuSO4) đóng vai trò là chất oxi hóa.

    Fe(s) + Cu2+(aq) ⟶ Fe2+(aq) + Cu(s)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội

     Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là

    Hướng dẫn:

    HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cr

    Vậy dãy kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là Cu, Ag, Mg

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hòa tan hỗn hợp gồm 2 kim loại Cu và Zn

    Để hòa tan hỗn hợp gồm 2 kim loại Cu và Zn, ta có thể sử dụng một lượng dư dung dịch

    Hướng dẫn:

    Ta có tính khử: Zn > Cu > Fe2+

    Tính oxi hóa: Zn2+ < Cu2+ < Fe3+

    Do đó Zn, Cu tan hết trong dung dịch FeCl3

  • Câu 13: Thông hiểu
    Dung dịch X

    Đốt cháy hỗn hợp Zn, Cu và Ag trong bình khí oxygen dư. Hỗn hợp rắn thu được hòa tan vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    Hỗn hợp rắn thu được là: CuO, ZnO, Ag

    Phương trình phản ứng:

    2Cu + O2 \overset{t^{o}}{ightarrow} 2CuO

    2Zn + O2 \overset{t^{o}}{ightarrow} 2ZnO

    Hòa tan vào dung dịch HCl chỉ có CuO, ZnO

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

    Vậy dung dịch X gồm CuCl2, ZnCl2 và chất rắn Y là Ag

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định quá trình

    Cho phản ứng sau: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra quá trình là

    Hướng dẫn:

    Cho phản ứng sau: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra quá trình là kim loại Fe khử ion Ag+ thành kim loại Ag

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định chất rắn thu được

    Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    \left\{ \begin{matrix}
Al \\
Mg \\
\end{matrix} ight.\  + H_{2}SO_{4}\  \longrightarrow dung\ dịch\ X\
\left\{ \begin{matrix}
{Al}_{2}(SO_{4})_{3} \\
MgSO_{4} \\
H_{2}SO_{4}\ (dư) \\
\end{matrix} + Ba(OH)_{2} ight.

    \longrightarrow dung\;dịch\;Y\;\left\{\begin{array}{l}Mg(OH)_2\\BaSO_4\end{array}ight.\xrightarrow{t^o}\left\{\begin{array}{l}MgO\\BaSO_4\end{array}ight.

    Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là: MgO, BaSO4

  • Câu 16: Vận dụng
    Nồng độ CuSO4 ban đầu

    Ngâm đinh sắt sạch trong 200 mL dung dịch CuSO4. Sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa nhẹ và làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Nồng độ CuSO4 ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    Đặt nCuSO4 = x mol.

    Phương trình phản ứng

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

    x ←     x                     →  x    (mol)

    Khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam

    \Rightarrow mFe tăng = mCu - mFe pứ 

    \Rightarrow 64x - 56x = 1,6

    \Rightarrow 8x = 1,6 \Rightarrow x = 0,2 mol.

    \Rightarrow CM CuSO4 = 0,2:0,2 = 1,0M.

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Một thanh kim loại M hóa trị II được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?

    Hướng dẫn:

    nCuSO4 ban đầu = 0,5.1 = 0,5 mol

    nCuSO4 sau = 0,3.1 = 0,3 mol

    \Rightarrow nCuSO4 phản ứng = 0,5 – 0,3 = 0,2 mol

    Phương trình thu gọn

    M + CuSO4 → MSO4 + Cu

    0,2 \leftarrow 0,2 → 0,2 (mol)

    Khối lượng tăng của kim loại: m = mCu – mM tan = 0,2.( 64 – MM) = 1,6

    \Rightarrow M = 56 gam/mol.

    Kim loại cần tìm là Fe

  • Câu 18: Vận dụng
    Khối lượng muối khan

    Hoà tan hết 11,61 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 mL dung dịch hỗn hợp HCl 1,5M và H2SO4 0,42M thu được dung dịch X và 14,50215 lít khí H2 (ở đkc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 0,585 mol;

    nHCl = 0,75 mol;

    nH2SO4 = 0,21 mol

    nH+ = 0,75 + 0,21.2 = 1,17 = 2nH2  \Rightarrow Acid phản ứng vừa đủ

    Bảo toàn khối lượng:

    mkim loại  + mHCl + mH2SO4 = mmuối khan + mH2

    \Rightarrow mmuối khan = 11,61 + 0,75.36,5 + 0,21.98 – 0,585.2 = 58,395 gam

  • Câu 19: Vận dụng
    Khối lượng Mg

    Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 9,75 gam FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    nFe3+ = 0,06 mol

    Phương trình thu gọn

    Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1)

    Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)

    Ta nhận thấy: 1,68 < 0,06.56 = 3,36

    \Rightarrow Sau phản ứng dung dịch muối chưa phản ứng hết

    nFe sinh ra sau phản ứng = 1,68:56 = 0,03 (mol)

    (2) nFe = nMg = 0,03 (mol)

    (1) nMg = \frac{1}{2}nFeCl3 = 0,03 (mol)

    \Rightarrow nMg = 0,03 + 0,03 = 0,06 (mol)

    \Rightarrow mMg = 0,06 . 24 = 1,44 gam.

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Thể tích HNO3

    Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200mL dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84 gam chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu mL dung dịch HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO?

    Hướng dẫn:

    Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại Cu và Fe dư, Al phản ứng hết

    nCu = nCuSO4 = 0,2.0,525 = 0,105 mol

     \Rightarrow mCu = 0,105.64 = 6,72 gam

    mFe dư = m rắn A – mCu =  7,84 – 6,72 = 1,12 gam

     \Rightarrow nFe dư = 1,12 : 56 = 0,02 mol

    Phương trình phản ứng

    Fe (dư) + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO +2H2O (1)

    →  nHNO3 = 4.nFe dư = 0,08 mol

    nFe3+= nFe = 0,02 mol

    Ta chú ý phản ứng: Cu khử Fe3+ thành Fe2+

    Cu  + 2Fe3+ → Cu2+    + 2Fe2+ (2)

    ⇒ nCu phản ứng (2) = \frac{1}{2} nFe3+ = 0,01 mol 

    Để HNOcần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu

    Phương trình phản ứng:

    3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)

    Từ đây tính được số mol HNO3

     nHNO3 (3) = 0,095. \frac{8}{3} = 0,253 mol

    → Tổng số mol HNO3 đã dùng:

    nHNO3 = nHNO3 (1) + nHNO3 (3) = 0,08 + 0,253 = 0,333 mol

    VHNO3 = 0,333:2 = 0,16667 lít = 166,67 mL

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo