Luyện tập Đại cương polymer KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Khái niệm Polymer

    Polymer là

    Hướng dẫn:

    Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất vật lí

    : Đặc tính nào sau đây không phải của polymer?

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí:

    Các polymer thường là chất rắn, không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.

    Polymer không có nhiệt độ nóng chảy nhất định

    Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.

    Nhiều polymer có tính dẻo (nhựa); một số polymer có tính đàn hồi (cao su); một số polymer khác thường dai, bền và dễ kéo sợi. Nhiều polymer không dẫn điện nhưng có một số polymer có tính bán dẫn.

  • Câu 3: Nhận biết
    Polymer có tính đàn hồi

    Polymer nào sau đây có tính đàn hồi?

    Hướng dẫn:

    Polymer có tính đàn hồi là: Polyisoprene

  • Câu 4: Nhận biết
    Sản phẩm trùng hợp propylene

    Sản phẩm trùng hợp propylene CH3–CH=CH2

    Hướng dẫn:

    Sản phẩm trùng hợp propylene CH3–CH=CH2 là polypropylene (PP)

  • Câu 5: Nhận biết
    Polypropylene (PP) được tổng hợp từ

    Polypropylene (PP) được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Polypropylene (PP) được tổng hợp từ monomer propylene có công thức cấu tạo CH3-CH=CH2

  • Câu 6: Nhận biết
    Chất không phải là hợp chất polymer

    Chất nào sau đây không phải là hợp chất polymer?

    Hướng dẫn:

    Chất không phải là hợp chất polymer là Lipide

  • Câu 7: Nhận biết
    Polymer không chứa nguyên tố nitrogen

    Polymer nào sau đây không chứa nguyên tố nitrogen trong thành phần phân tử?

    Hướng dẫn:

    Polymer không chứa nguyên tố nitrogen trong thành phần phân tử là PVC

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất tham gia phản ứng trùng hợp

    Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer).

    Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là CH2=CH2

  • Câu 9: Thông hiểu
    Poly(methyl methacrylate) được tổng hợp từ

    Poly(methyl methacrylate) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Poly(methyl methacrylate) (PMM) được tổng hợp từ monomer methyl methacrylate

    Có công thức CH2=C(CH3)-COO-CH3

  • Câu 10: Nhận biết
    Trùng hợp ethylene

    Trùng hợp ethylene thu được polymer có tên gọi

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp ethylene thu được polymer có tên gọi polyethylene

    Ethylene                 polyethylene

  • Câu 11: Nhận biết
    Trùng hợp vinyl chloride

    Trùng hợp vinyl chloride thu được polymer có tên gọi là

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp vinyl chloride thu được polymer có tên gọi là Poly(vinyl chloride)

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phản ứng trùng ngưng

    Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

    Hướng dẫn:

    Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước)

    poly(etylen terephthalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa glycol và terephthalat

    nHOOC−C6H4−COOH + nHO−CH2−CH2−OH \overset{t^{o},\ xt,\
p}{ightarrow} −(CO−C6H4−CO−O−CH2−CH2−O−)n + 2nH2O

  • Câu 13: Vận dụng
    Khối lượng polymer

    Trùng hợp 6,1975 lít C2H4 (đkc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polymer thu được là:

    Hướng dẫn:

    nC2H4 = 6,1975 : 24,79 = 0,25 mol

    Hiệu suất phản ứng là 90%

    ⇒ nC2H4 phản ứng = 0,25.0,9 = 0,225 mol

    Khối lượng polymer thu được là

    ⇒ mpolymer = mC2H4 phản ứng = 0,225.28 = 6,3 gam

  • Câu 14: Thông hiểu
    Số polymer có thể bị thủy phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm

    Cho các polymer: polyethylene, poly(methyl methacrylate), polybutadiene, Polystyrene, poli(vinyl acetate) và tơ nylon-6,6. Trong các polymer trên, số polymer có thể bị thủy phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm là.

    Hướng dẫn:

    Những polymer có thể bị thủy phân trong môi trường acid và môi trường kiềm là

    Có nhóm chức ester trong phân tử

    Có nhóm chức amin trong phân tử 

    Những polymer có thể bị thủy phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm là: poly(methyl methacrylate), poli(vinyl acetate) và tơ nylon-6,6.

  • Câu 15: Nhận biết
    Tên gọi của polymer

    Tên gọi của polymer có công thức (–CH2–CH=CH–CH2–)n

    Hướng dẫn:

    Tên gọi của polymer có công thức (–CH2–CH=CH–CH2–)n là Polystyrene

  • Câu 16: Nhận biết
    Polyisoprene có công thức cấu tạo

    Polyisoprene có công thức cấu tạo là

    Hướng dẫn:

    Polyisoprene có công thức cấu tạo là [–CH2–C(CH3)=CH–CH2–]n

  • Câu 17: Vận dụng
    Polymer X

    Một polymer X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polymer này là 625. Polymer X là?

    Hướng dẫn:

    Polymer có

    M_{mắt\ xích} = \
\frac{39063,5}{625} = 62,5

    \RightarrowTrong phân tử có chứa nguyên tố chlorine

    Gọi công thức X là CxHyCl⇒ 12x + y = 62,5 – 35,5 = 27

    X có công thức phân tử là C2H3Cl

    → Polymer X là (-CH2-CHCl-)n   (PVC)

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị của x

    Đem trùng ngưng x kg acid ε-aminocaproic thu được y kg polymer và 8,1 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của x là

    Hướng dẫn:

    nH2N–(CH2)5–COOH → [–NH–(CH2)5–CO–]n + nH2O

    nH2O = 8,1: 18 = 0,45 kmol

    ⇒ nacid = 0,45 kmol

    Vì H = 90%

    n_{acid} = \ \frac{0,45.100}{90} = 0,5\
kmol

    ⇒ x = 0,5.131 = 65,5 kg.

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Nồng độ mol/L của dung dịch Ca(OH)2 

     Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam PE (polyethylene) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch tăng 3,6 gam. Nồng độ mol/L của dung dịch Ca(OH)2 là:

    Hướng dẫn:

    nC2H4 = 4,2 : 28 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng

    (C2H4)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O

    Theo phương trình phản ứng

    ⇒ nCO2 = nH2O = 0,3 mol

    mdd tăng = mCO2 + mH2O − mCaCO3 = 3,6 g

    ⇒ mCaCO3 = 0,3.44 + 0,3.18 – 3,6 = 15 g

    ⇒ nCaCO3 = 0,15 mol < nCO2

    ⇒ Có hiện tượng tạo HCO3- ⇒ nCa(HCO3)2 = 0,075 mol

    ⇒ nCa(OH)2 = 0,3 mol

    ⇒ CM Ca(OH)2 = 0,3 : 2 = 0,15 M

  • Câu 20: Vận dụng
    Thể tích khí thiên nhiên

    PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:

    CH4 → C2H2 → CH2=CHCl → PVC

    Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đkc) cần lấy

    để điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chiếm 80% methane)

    Hướng dẫn:

    mCH2=CHCl = mPVC = 106

    nCH2=CHCl = 106 : 62,5 = 16 000 mol

    Bản chất của phản ứng

    2CH4 → C2H2 → CH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n  

    \Rightarrow nCH4 lí thuyết = 2.nCH2=CHCl = 2.16 000 = 32 000 mol

    Hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20%

    \Rightarrow nCH4 thực tế = 32 000:20% = 160 000 mol

    Thể tích khí thiên nhiên cần lấy:

    Vkhí thiên nhiên = 160 000.24,79:80% = 495800 lít = 4958 m3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (60%):
    2/3
  • Thông hiểu (15%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo