Luyện tập Ôn tập chương 6 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại được sử dụng làm dây tóc

    Kim loại nào sau đây được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt?

    Hướng dẫn:

    Kim loại được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt là W

  • Câu 2: Nhận biết
    Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố Fe

    Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố Fe?

    Hướng dẫn:

    Sphalerite: ZnS

    Calcite: CaCO3

    hematite: Fe2O3

    magnetite: MgCO3

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại tan trong nước

    Dãy kim loại có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường

    Hướng dẫn:

     Dãy kim loại có thể tan trong nước: Na, K, Ba

  • Câu 4: Nhận biết
    Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương

    Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là:

    Hướng dẫn:

     Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là Be, Mg, Zn

  • Câu 5: Vận dụng
    Thể tích khí Cl2

    Đốt cháy 14,28 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 48,36 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đkc) đã phản ứng là: 

    Hướng dẫn:

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mKim loại + mCl2 = mmuối

    ⇒ mCl2 =  48,36 - 14,28 = 34,08 gam

    ⇒ nCl2 = 34,08 : 71 = 0,48 mol

    VCl2 = 0,48.24,79 = 11,8992 L

  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

    Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

    Hướng dẫn:

     Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg

  • Câu 7: Thông hiểu
    Hỗn hợp chất rắn còn lại

    Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

    Hướng dẫn:

    CuO, Fe2O3, ZnO bị bởi khử C, CO, H2 tạo thành Cu, Fe, Zn.

    Còn lại MgO.

    ⇒ Hỗn hợp chất rắn thu được là Cu, Fe, Zn, MgO.

  • Câu 8: Nhận biết
    Ăn mòn điện hóa

    Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá?

    Hướng dẫn:

    Thép bị gỉ trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa.

    Tại anot (-): Fe → Fe2+ + 2e

    Tại catot (+): O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

    Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2

  • Câu 9: Nhận biết
    Loại bỏ tạp chất

    Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây ?

    Hướng dẫn:

    Khi cho hỗn hợp kim loại phản ứng với Fe(NO3)3:

    Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

    Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sắp xếp các cặp oxi hoá – khử

    Cho các phản ứng sau:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

    Sự sắp xếp các cặp oxi hoá – khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn?

    Hướng dẫn:

    Giá trị thế cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử Mn+/M càng lớn thì tính oxi hoá của ion Mn+ càng mạnh và tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại.

    Từ phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ta có tính oxi hoá của Cu2+ lớn hơn tính oxi hoá của Fe2+ nên thế cực chuẩn: Cu2+/Cu > Fe2+/Fe.

    Từ phản ứng: Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 ta có tính oxi hoá của Fe3+ lớn hơn tính oxi hoá của Cu2+ nên thế cực chuẩn Fe3+/Fe2+ > Cu2+/Cu.

    Vậy thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.

  • Câu 11: Nhận biết
    Trường hợp xảy ra phản ứng hóa hoc

    Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử xác định được nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3 có phản ứng hoá học xảy ra.

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng

    Kim loại nào sau đây không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng?

    Hướng dẫn:

    Copper (Cu) không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng.

    Ba + 2HCl → BaCl2 + H2.

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Các phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.

    (2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

    (3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

    (4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các phi kim thuộc cùng một chu kì.

    (5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.

    Các phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5).

    Phát biểu (4) sai vì: Các kim loại đều có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử các phi kim thuộc cùng một chu kì.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Giá trị m

    Hòa tan hoàn toàn 41,76 gam một oxide sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 7,1891 lít khí SO2 (sản phầm khử duy nhất, ở đkc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sulfate khan. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: nSO2 = 7,1891 : 24,79 = 0,29 mol

    Quy đổi 41,76 gam oxide sắt FexOy thành 41,76 gam Fe và O

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và O

    ⇒ 56x + 16y = 41,76 (1)

    Quá trình nhường electron Quá trình nhận electron

    Fe0 - 3e → Fe3+

    x         3x

    O0 + 2e → O-2

    y        2y

    S+6 + 2e → S+4

           0,58   0,29

    Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có:

    3x = 2y + 0,435 → 3x - 2y = 0,58 (1)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình

    → x = 0,58 và y = 0,58

    Muối sinh ra là muối Fe2(SO4)3.

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

    nFe2(SO4)3 = \frac{1}{2}nFe = 0,29 mol

    → mFe2(SO4)3 = 0,29. 400 = 116 (gam)

  • Câu 15: Vận dụng
    Khối lượng kim loại Al

    Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng lấy dư thì có 7,437 lít khí NO bay ra (đkc). Khối lượng của kim loại Al trong hỗn hợp

    Hướng dẫn:

    nNO = 0,3 mol

     Gọi số mol Al và Fe trong hỗn hợp x, y (mol)

    Quá trình nhường electron Quá trình nhận electron

    Al → Al3+ + 3e 

    x                  3x 

    Fe → Fe3+ + 3e 

    y                   3y 

    N5+ + 3e → N2+

             0,9   ← 0,3 

    Bảo toàn electron: 3x + 3y = 0,9 ⇒ x + y = 0,3 (1)

    mhỗn hợp = 27x + 56y = 11 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2): x = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)

    Vậy mAl = 5,4 (gam) 

  • Câu 16: Thông hiểu
    Quá trình xảy ra ở cực dương

    Để điều chế kim loại Na, người ta điện phân nóng chảy muối sodium chloride. Quá trình xảy ra ở cực dương là

    Hướng dẫn:

    Quá trình xảy ra ở mỗi điện cực:

    Cực dương (anode): 2Cl → Cl2 + 2e

    Cực âm (cathode): Na+ + 1e → Na.

  • Câu 17: Nhận biết
    Điều chế kim loại

    Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại tự do.

    Mn+ + ne → M

  • Câu 18: Nhận biết
    Chống ăn mòn kim loại

    Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hoá.

    Có hai phương pháp phổ biến để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn là: phương pháp điện hoá và phương pháp phủ bề mặt.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Ăn mòn hóa học

    Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

    Hướng dẫn:

    Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa vì:

    Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 

    Cu sinh ra bám trực tiếp lên thanh Fe tạo thành cặp điện cực Fe-Cu 

    2 điện cực cùng nhúng trong dung dịch điện li là FeCl2

  • Câu 20: Nhận biết
    Nhôm không bị ăn mòn

    Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxygen tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bền vững. Lớp oxide này bảo vệ các đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxygen trong không khí và nước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (60%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo