Luyện tập Ôn tập chương 7 KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhận định không đúng

    Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, kim loại nhóm IA có ít electron hoá trị nhất.

  • Câu 2: Nhận biết
    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4

    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần:

    + MgSO4 tan trong nước;

    + CaSO4, SrSO4 ít tan trong nước;

    + BaSO4 không tan trong nước.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nguyên tắc làm mềm nước cứng

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion magnesium và ion calcium.

  • Câu 4: Nhận biết
    Phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm:

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí của đơn chất nhóm IA:

    Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.

    Các kim loại nhóm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại nhóm khác.

    Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.

    Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo).

    Cacskim loại kiềm đều có độ dẫn điện cao nhưng kém hơn nhiều so với Ag

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nhận biết dung dịch

    Có 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn: Ammonium Sulphate, ammonium chloride, sodium sulfate, sodium hydroxide. Nếu chỉ được phép dung một thuốc thử để nhận biết 4 chất lỏng trên ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    4 dung dịch gồm: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaOH.

    Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 ống nghiệm chứa các dung dịch trên:

    +) Có kết tủa trắng và khí mùi khai (làm quỳ ẩm chuyển màu xanh) là ống nghiệm chứa (NH4)2SO4.

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O.

    +) Có khí mùi khai (làm quỳ ẩm chuyển màu xanh) là ống nghiệm chứa NH4Cl.

    NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + NH3 + H2O.

    +) Có kết tủa trắng là ống nghiệm chứa Na2SO4.

    Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO↓ + 2NaOH.

    +) Không có hiện tượng gì là NaOH.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định nước

    Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3-, 0,02 mol Cl-. Đun sôi nước trong cốc một thời gian lâu thu được nước thuộc loại nào:

    Hướng dẫn:

    Khi đun sôi: 2HCO3 → CO32- + CO2 + H2O

    Mol        0,05   → 0,025

    Ta thấy:

    Tổng số mol Ca2+ , Mg2+ = 0,02 + 0,01 = 0,03 mol > số mol CO32- (0,025 mol)

    Trong dung dịch sau khi đun có Ca2+, Mg2+ và Cl-

    Đây là loại nước cứng vĩnh cửu.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước.

    a) Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.

    b) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu)

    c) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.

    d) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.

    Số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    a) đúng M(HCO3)2 \overset{t^{o}}{ightarrow} MCO3↓ + CO2↑ + H2O

    b) đúng

    M2+ + CO32- → MCO3

    c) Sai

    d) đúng Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

  • Câu 8: Thông hiểu
    Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2

    Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 có thấy:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO+2H2O

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Hòa tan 1,8 gam muối RSO4 vào nước được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch X cần 20 mL dung dịch BaCl2 0,75M. R là kim loại nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    nBaCl2 = 0,02.0,75 = 0,015 mol

    Phương trình tổng quát:

    RSO4 + BaCl2 → RCl2 + BaSO4

    0,015 \leftarrow 0,015 (mol)

    MRSO4 = 1,8 : 0,015 = 120 gam/mol

    ⇒ R + 96 = 120 ⇒ R = 24 là Mg 

  • Câu 10: Thông hiểu
    Số trường hợp có tạo ra kết tủa

    Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH , Na2CO3 , KHSO4 , Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + Na2CO→ BaCO3↓ + 2NaHCO3

    Ba(HCO3)2 + 2KHSO→ BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + Na2SO4  → BaSO4↓ + 2NaHCO3

    Ba(HCO3)2 + Ca(OH)→ BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + H2SO→ BaSO4↓ + 2CO + 2H2O.

    Vậy có 6 phản ứng tạo ra kết tủa

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Giá trị của a, m tương ứng

    Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là:

    Hướng dẫn:

    nBaCO3 = 11,82 :197 = 0,06 (mol)

    nCaCO3 = 7 :100 = 0,07 (mol)

    Phương trình phản ứng

    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O  (1)

    Dung dịch X có chứa Na2CO3 và NaHCOdư vì cùng phản ứng với BaCl2 dư và CaCl2 dư đun nóng thu được số mol CO32- khác nhau

    Dung dịch X + BaCl2:

    Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl (2)

    0,06                  ←   0,06                     (mol)

    ⇒ nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,06 (mol)

    Dung dịch X + CaCl2 dư, đun nóng

    2NaHCO3 \overset{t^{o}}{ightarrow} Na2CO3 + H2O + CO2  (3)

    0,02 ←        (0,07 - 0,06)

    Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl      (4)

    0,07                   ←   0,07                      (mol)

    nNa2CO3(3) = nNa2CO3(4) – n­Na2CO3 có sẵn = 0,07 – 0,06 = 0,01 (mol)

    ⇒ Trong 2 lít X:

    nNa2CO3 = 0,06.2 = 0,12 (mol);

    nNaHCO3 = 0,02.2=0,04 (mol)

    Từ (1): nNaOH = nNa2CO3 = 0,12 (mol) ⇒ mNaOH = 0,12.40 = 4,8 (g) = m

    Từ (1): nNaHCO3 PƯ = nNa2CO3 = 0,12 (mol)

    ⇒ ∑nNaHCO3 = nNaHCO3 pư + nNaHCO3 dư = 0,12 + 0,04 = 0,16 (mol)

    ⇒ CM NaHCO3 = 0,16 : 2 = 0,08 (M) = a

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại tan hết trong nước

    Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

    Hướng dẫn:

    Na tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hai muối X, Y tương ứng

    Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

    X → X1 + CO2

    X1 + H2O → X2

    X2 + Y → X + Y1 + H2O

    X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

    Hai muối X, Y tương ứng là

    Hướng dẫn:

    Nhận thấy đáp án X đều là hợp chất muối carbonate MCO3, X1 là MO.

    X2 + H2O → X2.

    X2 là M(OH)2 

    Để X2 + Y → X + Y2 + H2O và X2 + 2Y → X + Y2 + H2O thì chỉ có 1 trường hợp thỏa mãn là muối carbonate.

    Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

    Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O.

    Vậy 2 muối X, Y cần tìm là CaCO3, NaHCO3

  • Câu 14: Nhận biết
    Thạch cao dùng để đúc tượng

    Thạch cao nào sau đây dùng để đúc tượng?

    Hướng dẫn:

    Thạch cao nung dùng để đúc tượng bó bột

  • Câu 15: Vận dụng
    Khối lượng Na và Ba

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được 300 mL dung dịch X có pH = 13. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch HCl rồi cô cạn thì thu được 2,665 gam muối khan. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1

    ⇒n(OH-) = 0,1.0,3 = 0,03 mol

    Quá trình:

    2H2O + 2e → 2OH- + H2

    Phản ứng trung hòa:

    OH- + H+ → H2O

    Có: n(H+) = n(OH-) = 0,03 mol

    ⇒ n(Cl-) = 0,03 mol

    Số gam muối là:

    mmuối = mkim loại + m(Cl-)

    ⇒ mkim loại = 2,665 – 0,03.35,5 = 1,6 gam.

  • Câu 16: Vận dụng
    Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X

    Hấp thụ hoàn toàn 7,437 lít khí CO2 (đkc) vào 250 mL dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,3 mol

    nBa(OH)2 = 0,25 mol \Rightarrow nOH- = 0,5 mol

    xét tỉ lệ mol

    1 < \frac{n_{OH -}}{n_{CO_{2}}} = \
\frac{0,5}{0,3} = 1,67 < 2

    Tạo 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2

    Gọi x, y lần lượt là số mol của BaCO3 và Ba(HCO3)2

    x + y = nBa2+ = 0,25 (1)

    Bảo toàn nguyên tố C :

    x + 2y = nC = 0,3 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được

    ⇒ x = nBaCO3 = 0,2 mol, y = nBa(HCO3)2 = 0,05 mol

    ⇒ CMBa(HCO3)2 = 0,05 : 0,25 = 0,2 M

  • Câu 17: Vận dụng
    Thể tích khí Cl2 có trong V lít hỗn hỗn

    Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đkc) tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam sản phẩm rắn X. Thể tích khí Cl2 có trong V lít hỗn hỗn khí là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng ta có

    mO2 + mCl2 = mX – mkim loại

    \Rightarrow mO2 + mCl2 = 22,1 – 2,7 – 3,6 = 15,8 gam

    Gọi số mol O2, Cl2 lần lượt là x, y mol

    Áp dụng định luật bảo toàn electron

    \Rightarrow 3 . nAl + 2.nMg = 4 . nO2 + 2. nCl2

    \Rightarrow 3.0,1 + 2.0,15 = 4x + 2y

    \Rightarrow 4x + 2y = 0,6 (1)

    Tổng khối lượng của hỗn hợp khí bằng 15,8 gam

    \Rightarrow 32x + 71y = 15,8 (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,05; y = 0,2

    \Rightarrow VCl2 = 0,2 . 24,79 = 4,958 lít.

  • Câu 18: Nhận biết
    Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp

    Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là

    2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

  • Câu 19: Nhận biết
    Muối không bị nhiệt phân

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân?

    Hướng dẫn:

    Muối Na2CO3 không bị nhiệt phân

  • Câu 20: Nhận biết
    Kim loại cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối

    Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

    Hướng dẫn:

    Kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) có kiểu tinh thể lập phương tâm khối

    Kim loại kiềm thổ: Be, Mg (lục phương); Ca, Sr (lập phương tâm diện); Ba (lập phương tâm khối)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo