Luyện tập Sơ lược về phức chất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Thành phần của phức chất

    Thành phần của phức chất có

    Hướng dẫn:

    Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường kí hiệu là L).

    Trong đó nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử.

    Phối tử anion hoặc phân tử.

  • Câu 2: Nhận biết
    Câu 2

    Phối tử và nguyên tử trung tâm tlần lượt trong phức chất [Cu(H2O)6]2+

    Hướng dẫn:

    Phức chất: [Cu(H2O)6]2+.

    Phối tử: H2O

    Nguyên tử trung tâm: Cu2+

    Số lượng phối tử: 6

  • Câu 3: Nhận biết
    Điện tích của phức chất

    Cho phức chất sau: [Ni(CO)4]. Điện tích của phức chất là

    Hướng dẫn:

    Phức chất [Ni(CO)4] có điện tích là 0

  • Câu 4: Thông hiểu
    Hình dạng của phức chất [Cu(H2O)6]2+

    Hình dạng của phức chất [Cu(H2O)6]2+

    Hướng dẫn:

    Dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+ là dạng bát diện do có 6 phối tử L.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Công thức của phức chất đó

    Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H₂O. Công thức của phức chất đó là:

    Hướng dẫn:

    Công thức của phức chất: [Cu(OH2)6]2+ hay [Cu(OH2)6]SO4

  • Câu 6: Nhận biết
    Phối tử của phức chất có công thức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O

    Phối tử của phức chất có công thức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử trung tâm là: Fe3+

    Phối tử là: H2O

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.

    (2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết ở với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện.

    (3) Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cộng hóa trị.

    (4) Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp Mn+ thường tạo phức chất aqua hầu hết có dạng hình học bát diện.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    (1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. ⇒ Đúng.

    2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết ở với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện. ⇒ Sai vì ngoài dạng hình học là tứ diện còn có thể là dạng vuông phẳng.

    (3) Sai ⇒ Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.

    4) Đúng

  • Câu 8: Nhận biết
    Giữa phối tử và nguyên tử trung tâm có loại liên kết

    Trong phức chất, giữa phối tử và nguyên tử trung tâm có loại liên kết nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong phức chất, giữa phối tử và nguyên tử trung tâm có loại liên kết cho – nhận.

  • Câu 9: Nhận biết
    Công thức hóa học của phức chất aqua của ion Mn2+

    Công thức hóa học của phức chất aqua của ion Mn2+ biết có dạng hình học bát diện?

    Hướng dẫn:

    Công thức phức chất aqua của ion Mn2+ là [Mn(H2O)6]2+.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Số phối tử Cl− trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3

    Xét phản ứng sau:

    [PtCl4]2- + 2NH3 → [PtCl2(NH3)2] + 2Cl

    Hãy cho biết trong phản ứng trên có bao nhiêu phối tử Cl trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3.

    Hướng dẫn:

    Dựa vào phương trình hoá học thấy có 2 phối tử Cl trong phức chất [PtCl4]2- đã bị thế bởi phối tử NH3.

  • Câu 11: Nhận biết
    Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng tạo phức chất

    Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào AgCl thu được phức chất [Ag(NH3)2]+. Dấu hiệu chứng tỏ phản ứng tạo phức chất [Ag(NH3)2]+ tạo ra là

    Hướng dẫn:

    Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng tạo phức chất: Kết tủa tan dần thu được dung dịch trong suốt.

  • Câu 12: Nhận biết
    Công thức hoá học của phức chất

    Trong dung dịch, ion Co2+ tạo thành phức chất aqua có dạng hình học bát diện. Công thức hóa học của phức chất đó là:

    Hướng dẫn:

    Công thức hoá học của phức chất: [Co(H2O)6]2+.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra là do

    Khi cho một lượng dư NH3 vào dung dịch muối CoCl2, thấy màu sắc của dung dịch bị thay đổi. Hiện tượng xảy ra là do

    Hướng dẫn:

    Khi cho một lượng dư NH3 vào dung dịch muối CoCl2, thấy màu sắc của dung dịch bị thay đổi. Hiện tượng xảy ra là do toàn bộ các phối tử H2O trong phức chất aqua bị thay thế bởi các phối tử NH3, tạo thành phức chất mới có dạng bát diện

    [Co(H2O)6]2+ (aq) + 6NH3 → [Co(NH3)6]2+ (aq)+ 6H2O (l)

  • Câu 14: Nhận biết
    Phức chất không được sử dụng để

    Ứng dụng nào sau đây không phải của phức chất:

    Hướng dẫn:

    Phức chất không được sử dụng để sản xuất phân bón

  • Câu 15: Vận dụng
    Thể tích NH3

    Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đkc) đã dùng là:

    Hướng dẫn:

    mAgNO3 = 300.8,5:100 = 25,5 gam

    nAgNO3 =25,5 : 170 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng

    AgNO3 + NH3 + H2O → Ag(OH) + NH4NO3

    Ag(OH) + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)

    \Rightarrow nNH3 = 0,15 + 0,3 = 0,45

    \Rightarrow V = 0,45.24,79 = 11,1555 lít

  • Câu 16: Thông hiểu
    Phương trình hoá học của quá trình tạo phức khi cho CrCl3

    Phức chất aqua có dạng hình học bát diện được hình thành khi cho khi cho CrCl3 vào nước. Phương trình hoá học của quá trình tạo phức khi cho CrCl3 vào nước là:

    Hướng dẫn:

    Phức chất aqua có dạng hình học bát diện được hình thành khi cho CrCl3 vào nước tức là nguyên tử trung tâm Cr3+ tạo 6 liên kết σ với 6 phân tử nước.

    Phương trình hoá học của quá trình tạo phức khi cho CrCl3 vào nước:

    CrCl3(aq) + 6H2O(l) ⟶ [Cr(OH2)6]Cl3(aq)

     Hay Cr3+(aq) + 6H2O(l) ⟶ [Cr(OH2)6]3+(aq)

  • Câu 17: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được

    Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

    Hướng dẫn:

    Khi cho dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thấy kết tủa Cu(OH)2 màu xanh. Cho tiếp NH3 vào thì Cu(OH)2 bị tan dần tạo phức có màu xanh thẫm.

    CuSO4 + NH3 + H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị của V

    Cho V (l) NH3 1M vào 100 mL dung dịch CuSO4 0,3M thu được 1,96 gam kết tủa. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    2NH3 + CuSO4 → Cu(OH)2 + (NH4)SO4

    0,06   ←   0,03    →    0,03

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (Cu(OH)2 dư 0,02 mol)

    0,01      →     0,04

    ⇒ nNH3 (max) = 0,1 ⇒ V = 0,1 (L).

  • Câu 19: Nhận biết
    Dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4]

    Dạng hình học có thể có của phức chất có công thức tổng quát [ML4] (bỏ qua điện tích của phức chất).

    Hướng dẫn:

    Phức chất [ML4] có 4 phối tử L nên có dạng tứ diện hoặc dạng vuông phẳng.

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Giá trị m

    Hòa tan hoàn toàn 1,23 g hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,4874 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đkc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Gọi nCu = x mol; nAl = y mol

    ⇒ 64x + 27y = 1,23 g (1)

    Quá trình trao đổi eletron

    Cu ightarrowCu+2 + 2e

    x                ightarrow 2x

    Al ightarrow Al+3 + 3e

    y              ightarrow 3y

    N+5 + 1e ightarrow N+4

    Áp dụng bảo toàn e ta có:

    2nCu + 3nAl = nNO2 ⇒ 2x + 3y = 0,06 mol (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình

    ⇒ x = 0,015; y = 0,01

    Khi phản ứng với NH3 thì Cu(OH)2 bị hòa tan tạo phức, kết tủa chỉ còn Al(OH)3

    Cu2+    +  6NH3   +  2H2O     [Cu(NH3)4](OH)2   +  2NH4+

    Al3+  +  3NH  +  3H2O      Al(OH)3    +  3NH4+

    0,01                                        0,01

    m = 78.0,01 = 0,78 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo