Luyện tập Nguyên tố nhóm IIA

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhận xét không đúng

    Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?

    Hướng dẫn:

    Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn EoM2+/M nhỏ nên dễ tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử, thể hiện tính khử mạnh. Do đó, trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IIA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

    Ở nhiệt độ thường kim loại nào sau đây không phản ứng với nước:

    Hướng dẫn:

    Mg không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

  • Câu 3: Nhận biết
    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IIA

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IIA là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IIA là ns2

  • Câu 4: Thông hiểu
    Để làm sạch cặn đá vôi

    Để làm sạch cặn đá vôi (thành phần là CaCO3) trong phích nước ta có thể dùng:

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch cặn đá vôi (thành phần là CaCO3) trong phích nước ta có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để súc rửa. Do giấm ăn hoặc nước chanh có chứa acid có thể tác dụng với cặn đá vôi tạo thành muối tan dễ bị rửa trôi.

  • Câu 5: Nhận biết
    Độ bền nhiệt của các muối carbonate

    Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân huỷ bởi nhiệt:

    MCO3 (s) \overset{t^{o}}{ightarrow} MO (s) + CO2 (g) \mathrm{\Delta}_{r}H_{298}^{o}

    Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên được cho trong bảng sau:

    Muối

    MgCO3 (s)

    CaCO3 (s)

    SrCO3 (s)

    BaCO3 (s)

     \mathrm{\Delta}_{r}H_{298}^{o}\
(kJ) 

    100,7

    179,2

    234,6

    271,5

    Độ bền nhiệt của các muối carbonate của kim loại nhóm IIA được sắp theo thứ tự tăng dần là

    Hướng dẫn:

    Dựa vào biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, dự đoán độ bền nhiệt của các muối tăng dần theo thứ tự: MgCO3, CaCO3, SrCO3, BaCO3.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phân biệt 3 dung dịch không màu: Na2CO3, K2SO4, Ba(NO3)2

    Chỉ sử dụng một hóa chất duy nhất nào sau đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: Na2CO3, K2SO4, Ba(NO3)2

    Hướng dẫn:

    Trích các dung dịch trên làm mẫu thử và đánh số thứ tự.

    Nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử

    Mẫu thử xuất hiện bọt khí không màu chứa dung dịch Na2CO3

    Mẫu thử không xuất hiện hiện tượng chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2.

    Nhỏ dung dịch Na2CO3 vừa nhận biết được vào hai mẫu thử chứa dung dịch K2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2:

    Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chứa dung dịch K2SO4.

    Mẫu thử không hiện tượng chứa dung dịch Ba(NO3)2.

    Phương trình hoá học minh hoạ:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

    Na2CO3 + Ba(NO3)2 → BaCO3↓ + 2NaNO3

  • Câu 7: Nhận biết
    Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate

    Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate. Công thức của calcium carbonate là:

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate là CaCO3

  • Câu 8: Nhận biết
    Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng

    Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?

    Hướng dẫn:

    Muối dễ bị phân hủy là Ca(HCO3)2

    Ca(HCO3)2 \overset{t^{o}}{ightarrow} CaCO3 + CO2 + H2O

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hai hóa chất nào sau đây có thể dùng làm mềm mẫu nước có tính cứng vĩnh cửu

    Hai hóa chất nào sau đây có thể dùng làm mềm mẫu nước có tính cứng vĩnh cửu chứa CaCl2 và MgSO4

    Hướng dẫn:

    Đề xuất hai hoá chất là Na2CO3 và Na3PO4.

    Giải thích bằng phương trình hoá học:

    CaSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CaCO3

    MgSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + MgCO3

    3CaCl2 + 2Na3PO4 → 6NaCl + Ca3(PO4)2

    3MgCl2 + 2Na3PO4 → 6NaCl + Mg3(PO4)2

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa

    Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là

    Hướng dẫn:

    Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là BaCl2

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

  • Câu 11: Nhận biết
    Nước cứng chứa nhiều ion

    Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

    Hướng dẫn:

    Nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng

  • Câu 12: Thông hiểu
    Công thức của Y và Z lần lượt

    Y là hợp chất của calcium có nhiều ở dạng đá vôi, đá hoa,... Hợp chất Z có trong thành phần không khí và thường dùng để chữa cháy. Biết Z được sinh ra khi cho Y phản ứng với dung dịch acid mạnh. Công thức của Y và Z lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Y là hợp chất của calcium có nhiều ở dạng đá vôi, đá hoa,... nên Y là CaCO3

    Vì Z có trong thành phần không khí và thường dùng để chữa cháy và khi cho CaCO3 phản ứng với dung dịch acid mạnh thu được Z nên Z là CO2.

    Phương trình hóa học:

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    Y                                        Z

  • Câu 13: Nhận biết
    Nước cứng tạm thời

    Nước cứng tạm thời có chứa chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nước cứng tạm thời có chứa Ca(HCO3)2.

  • Câu 14: Nhận biết
    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4

    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần:

    + MgSO4 tan trong nước;

    + CaSO4, SrSO4 ít tan trong nước;

    + BaSO4 không tan trong nước.

  • Câu 15: Nhận biết
    Khoáng vật dolomite có thành phần chủ yếu

    Khoáng vật dolomite có thành phần chủ yếu là:

    Hướng dẫn:

    Khoáng vật dolomite có thành phần chủ yếu là MgCO3.CaCO3

  • Câu 16: Thông hiểu
    Phản ứng giữa các chất nào sau đây tạo ra chất không tan

    Cho các phản ứng sau:

    a) K2CO3 + Ca(OH)2 ⟶ ?

    b) H2SO4 + NaOH ⟶ ?

    c) HNO3 + Mg(OH)2 ⟶ ?

    d) Na2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ ?

    Phản ứng giữa các chất nào sau đây tạo ra chất không tan?

    Hướng dẫn:

    a) K2CO3 + Ca(OH)2 ⟶ 2KOH + CaCO3

    b) H2SO4 + 2NaOH ⟶ Na2SO4 + 2H2O

    c) 2HNO3 + Mg(OH)2 ⟶ Mg(NO3)2 + 2H2O

    d) Na2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ 2NaOH + BaSO4

    Mà CaCO3 và BaSO4 là chất không tan trong nước.

    Vậy phản ứng a và d tạo ra chất không tan.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Hai kim loại kiềm thổ đó

    Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 mL dung dịch HCl 1,25M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại kiềm thổ đó là

    Hướng dẫn:

    Vì dung dịch Y sau phả ứng chứa các chất tan có nồng độ bằng nhau \Rightarrow số mol bằng nhau

    Đặt số mol mỗi kim loại là a mol

    A + 2HCl → ACl2 + H2

    a       2a           a

    B + 2HCl → BCl2 + H2

    a        2a          a

    nHCl = 0,2.1,25= 0,25 mol

    Trường hợp 1: Y không chứa HCl dư

    nACl2 = nBCl2 = a mol

    Bảo toàn nguyên tố Cl ta có:

    nHCl ban đầu = 2a + 2a = 4a = 0,25 \Rightarrow a = 0,0625 mol

    \Rightarrow nX = nACl2 + nBCl2 = 0,0625 + 0,0625 = 0,125 mol

    \Rightarrow \overline{M_{x}} = 19,6 = \ \frac{M_{A} + M_{B}\
}{2}\  \Rightarrow MA + MB = 39,2 loại

    Trường hợp 2: Y chứa HCl dư

    nHCl dư = nAlCl2 = nBaCl2 = a mol

    Bảo toàn nguyên tố Cl ta có:

    nHCl ban đầu = 4a + a = 5a = 0,25 \Rightarrow a = 0,05 mol

    \Rightarrow nX = nAlCl2 + nBCl2 = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol

    \Rightarrow \overline{M_{x}} = 24,5 = \ \frac{M_{A} + M_{B}\
}{2}\  \Rightarrow MA + MB = 49 (nghiệm nguyên)

    \Rightarrow MA = 9 (Be); MB = 40 (Ca)

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị của m

    Hấp thụ hoàn toàn 4,958 lít khí CO2 (ở đkc) vào 500 mL dung dịch gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,2 mol

    nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,25 mol

    Xét tỉ lệ mol

    1< \frac{n_{{OH}^{-}}}{n_{CO_{2}}} =
1,25< 2. Phản ứng tạo hai muối

    \left\{ \begin{matrix}
n_{CO_{3}^{2 -} = \ n_{NaOH} - \ n_{CO_{2}} = 0,05\ mol} \\
n_{HCO_{3}^{-}} = 2n_{CO_{2}} - n_{NaOH} = 0,15\ mol \\
\end{matrix} ight.

    So sánh số mol ta thấy nBa2+ > nCO32-

    \Rightarrow Ba2+

    \Rightarrow nBaCO3 = nCO32- = 0,05 mol

    \Rightarrow m = 0,05.197 = 9,85 gam

  • Câu 19: Vận dụng
    Giá trị của m

    Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau phả ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Xét 2 trường hợp:

    Trường hợp 1: Sau phản ứng Mg còn dư. Chỉ có phản ứng (1) khối lượng chất rắn thu được là Fe vào Mg dư 

    nFe = nFeCl3 = 0,12 mol

    \Rightarrow mFe = 0,12 . 56 = 6,72g > 3,36 (loại) 

    Trường hợp 2: Xảy ra 2 phản ứng (1) và (2) (khi Mg hết FeCl3 còn sẽ tác dụng tiếp với Fe) 

    3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe (1) 

    a → \frac{2a}{3}\frac{2a}{3} (mol)

    Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (2) 

    \frac{2a}{3}- 0,06 → 2(\frac{2a\ }{3}- 0,06) 

    Đặt nMg = a mol 

    nFe dư sau pư 2 = 3,36 : 56 = 0,06 mol \Rightarrow nFe (pư2) = (2a/3 - 0,06) mol 

    Theo phản ứng 1, 2

    nFeCl3 = \frac{2a\
}{3}+ 2(\frac{2a\ }{3}- 0,06) = 0,12 mol 

    \Rightarrow a = 0,12 mol 

    \Rightarrow m = 0,12 . 24 = 2,88 g

  • Câu 20: Vận dụng
    Khối lượng của Mg

    Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,958 lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2thu được 19,85 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối chloride và các oxide kim loại. Khối lượng của Mg trong 7,6 gam X là

    Hướng dẫn:

    Gọi x, y lần lượt số mol của Cl2 và O2 có trong 0,2 mol hỗn hợp khí Y.

    Ta có: x + y = 0,2 (1)

    Theo định luật bảo toàn khối lượng:

    mY = mZ – mX = 19,85 – 7,6 = 12,25 gam

    \Leftrightarrow 71x + 32y = 12,25 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

    x = 0,15 mol; y = 0,05 mol

    Gọi a, b lần lượt là số mol của Mg và Ca có trong 7,6 gam X. Ta có:

    24a + 40b = 7,6 (3)

    2a + 2b = 0,5 (4)

    Giải hệ phương trình (3); (4)

    a = 0,15 mol; b = 0,1 mol

    \Rightarrow mMg = 24.0,15 = 3,6 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (55%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo