Luyện tập Saccharose và maltose KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chất không tham gia phản ứng tráng gương

    Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương là

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử maltose có nhóm CH=O do đó tham gia phản ứng tráng gương

    Trong môi trường kiềm: fructose → glucose nên fructose có khả năng tráng bạc.

    Vậy trong phân tử Saccharose không có nhóm CHO nên không tham gia phản ứng tráng gương

  • Câu 2: Nhận biết
    Saccharose và glucose

    Saccharose và glucose đều có

    Hướng dẫn:

    Glucose và Saccharose đều có tính chất hóa học của polyalcohol

    phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam

  • Câu 3: Nhận biết
    Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

    Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

    Hướng dẫn:

    Ethylic alcohol không tác dụng với Cu(OH)2

    Sodium acetate không tác với Cu(OH)2

    Vậy dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là: glucose, glycerol, Saccharose

  • Câu 4: Nhận biết
    Dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương

    Cho các dung dịch sau: saccharose, glucose, Acetic aldehyde, glycerol, ethylic alcohol, acetylene, fructose. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là

    Hướng dẫn:

    Dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là: glucose, Acetic aldehyde, fructose

  • Câu 5: Nhận biết
    Khi thủy phân saccharose

    Khi thủy phân saccharose thì thu được

    Hướng dẫn:

    Khi thủy phân saccharose thì thu được glucose và fructose

    C12H22O11 + H2\overset{enzym\ hoặc\ H^{+}}{ightarrow} C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Giải thích

    Dung dịch saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng khi đun nóng với dung dịch acid loãng thì tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens là do

    Hướng dẫn:

    Trong môi trường acid hoặc có enzyme làm xúc tác, saccharose bị thuỷ phân thành glucose và fructose.

    C12H22O11 + H2\overset{enzym\ hoặc\ H^{+}}{ightarrow} C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

  • Câu 7: Nhận biết
    Đường saccharose

    Đường saccharose thuộc nhóm carbohydrate nào?

    Hướng dẫn:

    Đường saccharose (đường mía) thuộc loại Disaccharide

  • Câu 8: Thông hiểu
    Thứ tự độ ngọt tăng dần

    Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: Glucose, Fructose, saccharose

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp thứ tự độ ngọt tăng dần: Glucose < saccharose < Fructose.

  • Câu 9: Nhận biết
    Saccharose và maltose đều

    Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là

    Hướng dẫn:

    Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính chất hóa học Saccharose

    Saccharose có thể tác dụng với các chất

    Hướng dẫn:

    Saccharose có thể tác dụng với các chất Cu(OH)2/to; CH3COOH/H2SO4 đặc/to

    2C12H22O11 + Cu(OH) ightarrow (C12H21O11)2Cu + 2H2O

    C12H22O11 + 3CH3COOH ightarrow C9H13O8(CH2OCOCH3)3 + 3H2O.

  • Câu 11: Nhận biết
    Liên kết giữa gốc glucose và fructose

    Liên kết giữa gốc glucose và fructose trong phân tử Saccharose là:

    Hướng dẫn:

    Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ một đơn vị α –glucose và 1 đơn vị β – fructose qua liên kết α-1,2- glycoside

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng saccharose

    Hòa tan 7,344 g hỗn hợp glucose và saccharose vào nước thu được 100 mL dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,888 gam Ag. Khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    Chỉ có glucose tham gia phản ứng tráng bạc tạo Ag. Saccharose không tráng bạc.

    Ta có sơ đồ:

    C6H12O6 ightarrow 2Ag

    180            2.108 (gam)

    x                 3,888 (gam)

    \Rightarrow m_{glucose}\  = \ x\  =
\frac{3,888.180}{2.108} = 3,24\ gam

    Khối lượng saccharose trong hỗn hợp ban đầu là:

    msaccharose = 7,344 – 3,24 = 4,104 gam

  • Câu 13: Vận dụng
    Giá trị của m

    Thủy phân 62,5 g dung dịch saccharose 17,1% trong môi trường acid vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X, đun nhẹ, thu được m gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    msaccharose = \frac{62,5\
.17,1}{100} = 10,6875 gam

    ⇒ nsaccharose = 10,6875 : 342 = 0,03125 mol

    Phương trình hóa học

    C12H22O11 + H2O \overset{H^{+},t^{o}}{ightarrow} C6H12O6 + C6H12O6

    0,03125 ightarrow 0,03125 ightarrow 0,03125 (mol)

    Cả glucose và fructose đều tráng bạc 

    ⇒ nAg = 2.(0,03125 + 0,03125) = 0,125 mol

    ⇒ mAg = 0,125.108 = 13,5 gam

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính % khối lượng của saccharose

    Cho 136,8 g hỗn hợp X gồm saccharose và maltose phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, thu được 32,4 g Ag. Tính % khối lượng của saccharose trong hỗn hợp X

    Hướng dẫn:

    Chỉ có maltose phản ứng dung dịch AgNO3/NH3

    nAg = 32,4 : 108 = 0,25 mol

    Sơ đồ phản ứng

    1 maltose ightarrow 2Ag

    0, 25 \leftarrow 0,5

    mmaltose = 0,25.342 = 85,5 gam

    \% m_{maltose} = \
\frac{85,5}{136,5}.100\% = 62,64\%

    ⇒ %msaccharose = 100% - 62,64% = 37,36%

  • Câu 15: Nhận biết
    Saccharose có nhiều trong

     Chất nào sau đây có nhiều trong thân cây mía?

    Hướng dẫn:

    Saccharose có nhiều trong đường mía.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Nhận xét sai

    Nhận xét nào dưới đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Nhận định sai là: Saccarose không tham gia phản ứng tollens vì Saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng nên không phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Nhận biết glucose, fructose và saccharose.

    Bằng phương pháp hoá học, phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: glucose, fructose và saccharose.

    Hướng dẫn:

    Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

    Lựa chọn hoá chất phân biệt 3 dung dịch theo bảng sau:

      Glucose Fructose
    Saccharose
    Dung dịch Br2 Mất màu Không hiện tượng Không hiện tượng
    Thuốc thử Tollens   Kết tủa trắng bạc Không hiện tượng

    Phương trình hoá học minh hoạ:

    CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

    CH2OH[CHOH]3COCH2OH + 2[Ag(NH3)2]OH  → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

  • Câu 18: Thông hiểu
    Số carbohydrate có khả năng mở vòng

    Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là

    Hướng dẫn:

    Glucose, fructose, maltose có khả năng mở vòng trong dung dịch nước.

    Saccharose không có nhóm – OH hemiacetal hoặc nhóm – OH hemiketal nên không có tính chất này.

  • Câu 19: Vận dụng
    Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân saccharose

    Thuỷ phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân saccharose là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    C12H22O11 + H2O \overset{H^{+},t^{o}}{ightarrow} C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

    Bảo toàn khối lượng ta có: mtrước phản ứng = msau phản ứng

    Hay msaccharose + mH2O = msau

    ⇒ 100 + mH2O = 104,5 ⇒ mH2O = 4,5 gam.

    ⇒ nH2O phản ứng = 4,5 : 18 = 0,25 mol = nsaccharose phản ứng

    msaccharose phản ứng = 0,25.342 = 85,5 gam

    H = \ \frac{m_{saccharose\ lí\
thuyết}}{m_{saccharose\ thực\ tế}}.100\% = \ \frac{85,5}{100}.100\% =
85,5\%

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Giá trị của m

    Một mẩu saccarose có lẫn một lượng nhỏ glucose. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 mL dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường acid, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:

    nBa(OH)2 = 0,3.2 = 0,6 mol

    nBaCO3 = 59,1 : 197 = 0,3 mol

    Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2

    Bảo toàn nguyên tố Ba

    \Rightarrow nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2− nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol

    Bảo toàn nguyên tố C: 

    nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol

    Thủy phân chất rắn trong môi trường acid rồi cho sản phẩm tráng bạc:

    Bảo toàn nguyên tố C:

    \Rightarrow nC6H12O6 = \frac{1}{6}nCO2 = 0,9 : 6 = 0,15 mol

    \Rightarrow nAg = 2nC6H12O6 = 0,3 mol

    \Rightarrow mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 29 lượt xem
Sắp xếp theo