Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng?
Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, kim loại nhóm IA có ít electron hoá trị nhất.
Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng?
Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, kim loại nhóm IA có ít electron hoá trị nhất.
Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau:
NaCl + NH3 + CO2 + H2O ⇌ NaHCO3 + NH4Cl
Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là
Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau:
NaCl + NH3 + CO2 + H2O ⇌ NaHCO3 + NH4Cl
Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là NaHCO3.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA là
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA là 1s1
Các nguyên tố kim loại nhóm IA không tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên vì:
Vì kim loại nhóm IA có giá trị thế điện cực chuẩn rất nhỏ nên các kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hay nói cách khác là kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh, chúng dễ dàng kết hợp với những chất khác để tạo thành hợp chất. Do đó trong tự nhiên kim loại nhóm lA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng
Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs
Kim loại |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Khối lượng riêng (g/cm3) |
Độ cứng |
Li |
180,5 |
1341 |
0,534 |
0,6 |
Na |
97,8 |
881 |
0,968 |
0,5 |
K |
63,4 |
759 |
0,89 |
0,4 |
Rb |
39,3 |
691 |
1,532 |
0,3 |
Cs |
28,4 |
668 |
1,878 |
0,2 |
Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn?
Kim lọai nhóm IA gồm: Li, Na, K, Rb, Cs
Nội dung nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IA?
Tính chất vật lí của đơn chất nhóm IA:
+ Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.
+ Các kim loại nhóm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại nhóm khác.
+ Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.
+ Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thắp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo).
Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate (baking soda) và sodium carbonate (soda) được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. Quá trình Solvay sản xuất soda gồm có mấy giai đoạn chính?
Quá trình Solvay sản xuất soda gồm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn tạo NaHCO3:
NaCl + NH3 + CO2 + H2O ⇌ NaHCO3 + NH4Cl
Khi làm lạnh, NaHCO3 kết tinh và được lọc, tách khỏi hệ phản ứng.
Giai đoạn tạo Na2CO3:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là
Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn.
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Ứng dụng nào sau đây không phải của sodium chloride.
Ứng dụng không phải của sodium chloride là: Chế tạo thuốc nổ đen
Cho các thí nghiệm sau:
a) Cho một mẩu kim loại sodium vào cốc nước.
b) Sục khí CO2 vào dung dịch KOH.
c) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn Na2CO3.
d) Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn KHCO3.
e) Cho một lượng NaHCO3 rắn vào ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
Phương trình phản ứng các thí nghiệm
a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) 2CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
c) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2↑
d) HCl + KHCO3 → KCl + H2O + CO2↑
e) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 ↑+ H2O
Vậy số thí nghiệm tạo ra chất khí là: 4
Để bảo quản các kim loại kiềm, người ta cần phải
Kim loại nhóm IA dễ tác dụng với hơi nước, với oxygen có trong không khí nên trong phòng thí nghiệm Na và K thường được bảo quản trong dầu hoả.
Do alcohol có thể tác dụng được với kim loại nhóm IA, nên không thể ngâm trong ethanol
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều không có màu. Tuy nhiên, đốt nóng hợp chất của chúng trên ngọn lửa không màu làm ngọn lửa có màu tím là hợp của
Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều không có màu. Tuy nhiên, đốt nóng hợp chất của chúng trên ngọn lửa không màu làm ngọn lửa có màu đặc trưng:
Hợp chất của Li: ngọn lửa có màu đỏ tía;
Hợp chất của Na: ngọn lửa có màu vàng;
Hợp chất của K: ngọn lửa có màu tím.
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, ở cực âm xảy ra quá trình
Quá trình oxi hoá, quá trình khử xảy ra ở mỗi điện cực:
Tại anode : 2Cl- Cl2 + 2e
Tại cathode: 2H2O + 2e 2OH- + H2
Phương trình hoá học của phản ứng điện phân
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, ở cực âm xảy ra quá trình khử phân tử H2O
Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Tên của Na2CO3 là:
Tên của Na2CO3 là sodium carbonate.
Trung hòa V mL dung dich NaOH 1M bằng 100 mL dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
Phương trình hóa học
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nHCl = 1.0,1= 0,1 (mol)
Theo phương trình: nNaOH = nHCl = 0,1 (mol)
Vdd NaOH = 0,1:1 = 0,1 (lit) = 100 mL
Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng điện 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng
Phương trình hoá học của phản ứng điện phân
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Số electron trao đổi trong quá trình điện phân là
Ta luôn có:
nNaOH = ne trao đổi = 0,06 mol
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Ta có nH+ = nOH- → phản ứng xảy ra vừa đủ
→ mmuối = 0,03. 142 = 4,26 gam
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 60 mL dung dịch HCl 1M vào 200 mL dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
nH+ = 0,06.1 = 0,06 mol
nCO32- = 0,2.0,2 = 0,04 mol
nHCO3- = 0,2.0,2 = 0,04 mol
Phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
CO32- + H+ → HCO3- (1)
0,04 0,04 → 0,04 (mol)
nH+ dư = 0,06 – 0,04 = 0,02 mol
HCO3- + H+ → CO2 + H2O (2)
0,02 ← 0,02 → 0,02 (mol)
Sau phản ứng (2) HCO3- còn dư:
nHCO3- dư = nHCO3- ban đầu – nHCO3- phản ứng = 0,04 – 0,02 = 0,02 mol
Vậy số mol CO2 là 0,02 mol.
Cho 6,72 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 3,9664 lít H2 (đkc). Thành phần phần trăm về khối lượng của A là
nH2 = 3,9664 : 24,79 = 0,16 mol
Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là R
Phản ứng xảy ra
R + H2O→ ROH + H2
nM = 2nH2 = 0,32 mol
M = 6,72:0,32 = 21
Li (7) < M(21) < K (39)
Vậy kim loại kiềm còn lại là Li
Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y:
Ta có theo đề bài:
x = 0,14; y = 0,18
mLi = 0,18.7 = 1,26 gam
%mLi = 1,26:6,72.100% = 18,75%
Khi cho 200 mL dung dịch KOH 1M vào 200 mL dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 13,05 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
nKOH = 0,2. 1 = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
KOH + HCl → KCl + H2O (1)
Trường hợp 1: Giả sử KOH hết; HCl hết hoặc dư
Theo phương trình hóa học: nKCl = nKOH = 0,2 mol
mKCl = 0,2.74,5 = 14,9 > 13,05.
Loại trường hợp này
Trường hợp 2: HCl hết, KOH dư
Gọi số mol HCl là x mol
nKCl = nHCl = x mol = nKOH pư
nKOH dư = 0,2 – x (mol)
Chất tan trong X gồm KCl: x mol và KOH: 0,2 – x mol.
Ta có 13,05 = 74,5.x + 56.(0,2 – x)
1,85 = 18,5x
→ x = 0,1 mol
CM (HCl) = 0,1 : 0,2 = 0,5M