Luyện tập Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nguyên tắc đề điều chế kim loại

    Nguyên tắc đề điều chế kim loại là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc đề điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:

    Mn+ + ne → M

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại tồn tại ở dạng đơn chất

    Kim loại nào sau đây tồn tại ở dạng đơn chất

    Hướng dẫn:

    Kim loại tồn tại ở dạng đơn chất vàng

    Nhôm trong quặng bauxite (Al2O3), sắt trong quặng pyrite (FeS2)…Na tồn tại ở dạng hợp chất

  • Câu 3: Nhận biết
    Thành phần chính của khoáng vật calcite

    Thành phần chính của khoáng vật calcite là

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của khoáng vật calcite là CaCO3

  • Câu 4: Nhận biết
    Quặng sắt pyrite có thành phần chính

    Quặng sắt pyrite có thành phần chính là

    Hướng dẫn:

    Quặng sắt pyrite có thành phần chính là FeS2

  • Câu 5: Nhận biết
    Điều chế bằng phương pháp thủy luyện

    Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện Hg, Cu, Ag

  • Câu 6: Thông hiểu
    Để điều chế Al kim loại

    Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3

    2Al2O3 \overset{đpnc}{ightarrow} 4Al + 3O2 ↑

  • Câu 7: Nhận biết
    Khí H2 khử được oxide

    Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxide nào sau đây ?

    Hướng dẫn:

    H2 khử được CuO theo phương trình:

    CuO + H2 \overset{t^{o}}{ightarrow} Cu + H2O

  • Câu 8: Thông hiểu
    Phương pháp điện phân nóng chảy

    Cho dãy các kim loại sau: Al, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Mg. Số kim loại trong dãy trên chỉ có thể được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất là

    Hướng dẫn:

    Các kim loại chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là Al, Na, Mg ...

  • Câu 9: Nhận biết
    Tái chế kim loại

    Kim loại nào sau đây từng được sản xuất vẫn được tái chế sử dụng nhiều nhất ở Việt nam

    Hướng dẫn:

    Hiện nay, khoảng 75% tổng lượng nhôm từng được sản xuất vẫn đang được sử dụng.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Phản ứng điều chế kim loại

    Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp thủy luyện là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN, … để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại, tách phần không tan ra khỏi dung dịch.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Điều chế bằng cách điện phân chloride

    Dãy kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân chloride của nó?

    Hướng dẫn:

    Để điều chế các kim loại như K, Na, Ca, Mg … người ta điện phân muối chloride của chúng ở trạng thái nóng chảy do các kim loại này hoạt động hoá học rất mạnh.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Na được điều chế bằng cách

    Trong công nghiệp, Na được điều chế bằng cách nào dưới đây? 

    Hướng dẫn:

    Trong công nghiệp, Na được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy NaCl

    2NaCl \overset{đpnc}{ightarrow}2Na + Cl2

  • Câu 13: Thông hiểu
    Vai trò của cryolite

    Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cryolite trong quá trình điện phân:

    Hướng dẫn:

    Vai trò của cryolite trong quá trình điện phân:

    + Tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy;

    + Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3;

    + Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al2O3 nóng chảy.

  • Câu 14: Nhận biết
    Điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu

    Những kim loại hoạt động trung bình và yếu như: Zn, Fe, Sn, Pb, Cu … thường được điều chế bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Những kim loại hoạt động trung bình và yếu như: Zn, Fe, Sn, Pb, Cu … thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

  • Câu 15: Vận dụng
    Giá trị của m

    Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m g hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 32 gam chất rắn A và 6,1975 lít khí B (đkc) có tỉ khối so với hydrogen là 20,4. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của CO và CO2 lần lượt là x, y

    nkhí = 0,25 mol

    Mhỗn hợp khí = 20,4.2 = 40,8 gam/mol

    Ta có hệ phương trình

    \left\{ \begin{matrix}
n_{hh} = x + y = 0,25 \\
m_{hh} = 28\ x + 44y = 0,25.40,8 \\
\end{matrix} ight.\ \  \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 0,05 \\
y = 0,2 \\
\end{matrix} ight.

    nCO phản ứng = nCO2 = 0,2 mol

    \Rightarrow mCO2 = 0,2.44 = 8,8 gam

    mCO phản ứng = 0,2.28 = 5,6 gam

    Bảo toàn khối lượng

    mCO phản ứng + mX = mA + mCO2

    \Rightarrow mX = 32 + 8,8 – 5,6 = 35,2 gam

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt

    Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,2 mol AgNO3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 17,6 gam thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt:

    Hướng dẫn:

    Nếu Ag+ phản ứng hết

    Fe  +  2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

    0,1 ← 0,2         →      0,2    

    \Rightarrow mtăng = 0,2.108 – 0,1.56 = 16 < 17,6

    \Rightarrow Ag+ phản ứng hết; Cu2+ phản ứng 1 phần

    Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    x   → x            →     x         

    \Rightarrow mtăng = 64x – 56x = 8x

    \Rightarrow Tổng khối lượng tăng ở 2 phản ứng là:

    mtăng = 16 + 8x = 17,6  \Rightarrow x = 0,2 mol

    \Rightarrow mkim loại bám vào = mAg + mCu = 0,2.108 + 0,2.64 = 34,4 gam.

  • Câu 17: Vận dụng
    Giá trị của m

    Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 7,437 lít khí CO (đkc). Giá trị của m là?

    Hướng dẫn:

    Khi oxide bị khử bởi CO:

    nO(oxide) = nCO = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol

    Bảo toàn nguyên tố O ta có:

    3nFe2O3 = nO(oxide) = 0,3 mol

    \Rightarrow nFe2O3 = 0,1 mol

    \Rightarrow m = 160.0,1 = 16 gam

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị của V

    Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ

    CO + O (oxide) → CO2

    H2 + O (oxide) → H2O

    Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxygen trong oxide kim loại bị tách ra:

    Ta có:

    moxygen(oxide) = m chất rắn giảm = 0,32 gam

    Theo sơ đồ trên:

    nX = nO (oxide) = 0,32 : 16 = 0,02 mol

    Vhỗn hợp = 0,02.24,79 = 0,4958 L

  • Câu 19: Vận dụng
    Giá trị của m

    Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 9,75 gam FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 gam chất rắn. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    nFe3+ = 0,06 mol

    Phương trình thu gọn

    Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1)

    Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)

    Ta nhận thấy: 1,68 < 0,06.56 = 3,36

    \Rightarrow Sau phản ứng dung dịch muối chưa phản ứng hết

    nFe sinh ra sau phản ứng = 1,68:56 = 0,03 (mol)

    (2) nFe = nMg = 0,03 (mol)

    (1) nMg = \frac{1}{2}nFeCl3 = 0,03 (mol)

    \Rightarrow nMg = 0,03 + 0,03 = 0,06 (mol)

    \Rightarrow mMg = 0,06 . 24 = 1,44 gam.

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Giá trị của t

    Điện phân 200 mLdung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 16,8 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 22,7 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất cùa N+5). Giá trị của t là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nAgNO3 = 0,2 mol

    2AgNO3  + H2O → 2Ag + 2HNO3 + \frac{1}{2}O2 (1)

    Khi cho Fe vào Y thu được hỗn hợp kim loại chứng tỏ trong Y có chứa AgNO3 dư

    Gọi x là số mol của Ag+ phản ứng

    y là số mol của Ag+

    Ta có: x + y = 0,2 mol (1)

    2AgNO3  + H2O → 2Ag + 2HNO3  + \frac{1}{2}O2 (2)

    x mol          ightarrow                 x mol                      

    Vì thu được hỗn hợp kim loại nên Fe dư, dung dịch chỉ gồm Fe2+                                

    3Fe   +    2NO3 +  8H+   →   3Fe2+  +  2NO  +   4H2O (3)

    \frac{3}{8} x     \leftarrow x mol

    Fe     +    2Ag+    →   3Fe2+  +    2Ag (4)

    \frac{1}{2} y    \leftarrow y                ightarrow  y mol

    mFe dư = mFe ban đầu – mFe phản ứng = 16,8 – (\frac{3}{8} x +\frac{1}{2} y).56  = 16,8 – 21x -28y

    m hỗn hợp = mAg (4) + mFe (dư)

    22,7 = 108y + 16,8 – 21x -28y   

    \Longleftrightarrow 5,9 = -21x + 80y

    \Rightarrow x = 0,1 mol, y = 0,1 mol

    Ta có

    n = \ \frac{I.t}{F}\  \Rightarrow t = \
\frac{F.n}{I} = \ \frac{96500.0,1}{2,68\ } = 3600\ giây = 60\
phút

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo