Cảnh ngày xuân

Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là kiệt tác văn học. Đoạn trích Cảnh ngày xuân khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng. 

Soạn bài chi tiết 

Mẫu 1

I. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.

- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...

II. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nằm phía sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều.

- Đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Khung cảnh lễ Thanh minh.
  • Phần 3: Còn lại. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân

- Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” - Ý chỉ thời gian trôi qua thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.

- Không gian: “thiều quang” - ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.

- Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:

  • “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
  • “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
  • Động từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.

⇒ Chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã gợi tả bức tranh thiên nhiên đầy sinh động.

2. Khung cảnh lễ hội trong tết Thanh minh

- Khung cảnh tết Thanh minh diễn ra với hai phần:

  • lễ Tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người đã mất)
  • hội Đạp thanh (ý chí hành động du xuân).

- Không khí lễ hội được diễn ta qua một loạt các từ ngữ:

  • Các từ “nô nức”, “gần xa” và “ngổn ngang” bộc lộ tâm trạng của người đi hội.
  • Hình ảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc của những người đi hội.

⇒ Khung cảnh lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa của dân tộc.

 3. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về

- Thời gian: “Tà tà bóng ngả về tây” - thời điểm kết thúc của một ngày.

- Hình ảnh chị em Thúy Kiều: “thơ thẩn dan tay ra về” - lễ hội kết thúc cũng là lúc con người phải trở về với sinh hoạt hằng ngày.

- Hai câu cuối: khắc họa cảnh vật trên đường trở về, qua đó bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của con người.

Tổng kết: 

- Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.

- Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.

Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?

- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Gợi ý:

Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.
Bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.

Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

- Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

- Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Gợi ý:

- Thống kê:

  • Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
  • Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
  • Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

⇒ Không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.

- Hai lễ hội truyền thống đó là:

  • Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
  • Du xuân (hội đạp thanh - đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).

⇒ Nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?

- Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

- Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Gợi ý:

  • Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối yên bình, thoáng chút buồn bã.
  • Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người.
  • Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.

Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Gợi ý:

  • Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
  • Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…

II. Luyện tập

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.

Gợi ý:

Cùng là miêu tả cảnh mùa xuân nhưng ở câu thơ cổ của Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa” và trong thơ Nguyễn Du lại có sự khác biệt. Đối với câu thơ cổ Trung Quốc đã gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét. Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa. Bức tranh xuân đẹp đấy mà dường như thiếu đi những chuyển động của sự sống. Còn với câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời” gợi ra không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân. “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” - tác giả sử dụng đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân. Cùng với đó từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguyễn Du như chuyển động, tràn đầy sức sống.

Soạn bài ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

- Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?

- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Gợi ý:

- Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: con én đưa thoi, thiều quang, cành lê.

- Nhận xét: Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh để gợi tả cái hồn của cảnh vật.

Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

- Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

- Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kỹ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Gợi ý:

- Thống kê:

  • Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
  • Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu
  • Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

- Những từ trên đã gợi lên một không khí lễ hội vui tươi với những hoạt động sôi nổi, đông đúc.

- Hai lễ hội truyền thống đó là:

  • Tảo mộ (đến thăm viếng mộ, có thể còn sửa sang phần mộ của người thân).
  • Du xuân (hội đạp thanh - đạp lên cỏ, tức là ra ngoài dạo chơi).

⇒ Nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3. Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?

- Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

- Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Gợi ý:

- Cảnh vật và không khí trong sáu câu cuối trở nên yên bình và mang nét buồn bã.

- Những từ ngữ: “tà tà, thanh thanh, nao nao” còn bộc lộ tâm trạng con người. Vì cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng.

- Khung cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối trở nên cô quạnh, buồn bã.

Câu 4. Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Du:

  • Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
  • Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…

II. Luyện tập

Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bông hoa) với câu “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu, sáng tạo của Nguyễn Du.

Gợi ý:

- Câu thơ cổ Trung Quốc:

Gợi tả một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc và đường nét: Mùi cỏ thơm như lan tỏa khắp không gian đến tận trời xanh. Trên cành lê có vài bông hoa.

⇒ Cảnh vật như một bức tranh tĩnh lặng.

- Câu thơ của Nguyễn Du:

  • Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
  • “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
  • Từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật trở nên sống động có hồn.

⇒ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân như chuyển động, tràn đầy sức sống.

  • 8.734 lượt xem
Sắp xếp theo