Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
b. Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
c. Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.
d. Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
Gợi ý:
a. Vấn đề nghị luận của văn bản: Hình ảnh mùa xuân với ý nghĩa về khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
b.
- Những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Người viết đã sử dụng những luận cứ: Phân tích câu thơ, hình ảnh trong bài thơ.
c.
d. Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm.
Tổng kết:
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Gợi ý: Một số luận điểm như: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên; Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước…
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:
⇒ Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
- Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước
⇒ Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.