Đến với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc đã thấy được tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, trong một gia đình trí thức cách mạng.
- Quê của ông ở làng An Cựu, thành phố Huế.
- Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu.
- Ông thuốc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
- Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (khóa V), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
3. Ý nghĩa nhan đề
- Khúc hát ru: gợi về những âm hưởng sâu lắng quen thuộc trong tâm hồn mỗi người.
- Những em bé: hình ảnh khái quát về một thế hệ những con người được nuôi dưỡng, lớn lên từ những lời ru của mẹ.
⇒ Ca ngợi người mẹ miền núi nói riêng, cũng như người mẹ Việt Nam nói chung. Đó là những người phụ nữ bình dị, tần tảo và giàu đức hy sinh.
1. Lời ru trong lao động sản xuất
a. Đoạn thơ đầu tiên:
Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
- Cách gọi: “Em cu Tai” - đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc.
- Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng - giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” - “má em nóng hổi”.
- Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” - làm gối, “lưng” - đưa nôi còn “trái tim” - hát thành lời.
b. Đoạn thơ thứ hai:
- Tình cảm của mẹ: không chỉ yêu thương con sâu sắc mà con yêu thương bộ đội ngày đêm chiến đấu vì đất nước.
- Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần…” - gửi gắm một ước mơ, về con trong tương lai sẽ trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cường tráng.
2. Lời ru trong lao động sản xuất
a. Đoạn thơ đầu tiên:
Hình ảnh mẹ vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất.
- Điệp cấu trúc: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào.
- Hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động.
- Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.
b. Đoạn thơ thứ hai:
- Tình yêu thương của mẹ không chỉ dành cho con mà còn cả dân làng phải chịu đói khổ trong những năm chiến tranh.
- Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều…” gửi gắm về ước tương lai con sẽ trở thành một dũng sĩ “phát mười Ka-lưi” đem lại cuộc sống no đủ cho dân làng.
3. Lời ru trong chiến đấu
a. Đoạn thơ đầu tiên:
Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.
- Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội.
- “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.
- Hình ảnh em vẫn ngủ trên lưng mẹ gợi sự yên bình trong chiến tranh.
b. Đoạn thơ sau:
- Tình thương của mẹ mở rộng ra dành cho đất nước.
- Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ…” gợi ước mơ con trưởng thành được gặp Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khi đó đất nước sẽ tự do, độc lập.
- Nội dung: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên.
- Nghệ thuật: giọng điệu ngọt ngào, trìu mến; sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ…
Câu 1. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở bầu bằng hai câu “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời trực tiếp của người mẹ “Ngủ ngoan a-kay hỡi…”. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ.
Việc lặp đi lặp lại những câu, cách ngắt nhịp như vậy tạo ra âm điệu nhịp nhàng như của lời ru. Nhưng mỗi khúc ca khác nhau lại có sự khác nhau về đối tượng (mở rộng hơn): từ thương các chiến sĩ bộ đội - thương dân làng - thương đất nước.
Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ.
- Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến: Người mẹ gọi: “Em cu Tai” - đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc. Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng - giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” - “má em nóng hổi”. Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” - làm gối, “lưng” - đưa nôi còn “trái tim” - hát thành lời.
- Hình ảnh mẹ vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào. Sử dụng hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.
- Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa tham gia chiến đấu: Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội. “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.
Câu 3. Em hiểu thế nào về hai câu thơ "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"? Phân tích tình cảm của mẹ với con trong câu thơ thứ hai?
Trong hai câu thơ trên, hình ảnh “mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật. Còn “mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa con chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho con cũng vĩnh cửu giống như ánh mặt trời của tự nhiên.
Câu 4. Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru.
- Khúc ru cho thấy tình cảm mẫu tử bao la, sâu nặng.
- Lời ru trực tiếp của người mẹ gắn với từng công việc mà mẹ đang làm, cũng như thể hiện được sự phát triển tình cảm của mẹ:
Câu 5. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu như thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các khúc ru?
Tình yêu thương con của mẹ gắn với tình yêu bộ đội, yêu làng xóm và yêu đất nước. Ở đây tình cảm riêng đã hòa với tình cảm chung. Người mẹ mong muốn con trở thành một phần trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển xóm làng, đất nước.
Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
Gợi ý:
Yếu tố miêu tả trong bài thơ đã góp phần phản ánh cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên trong thời chống Mĩ một cách sinh động, chân thực hơn. Những người dân luôn hăng say lao động sản xuất (mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi, lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ) hay tích cực tham gia chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước (mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng, anh trai cầm súng, chị gái cầm chông, mẹ địu em đi để giành trận cuối). Tình mẫu tử thiêng liêng hòa quyện với tình yêu nước sâu sắc, nồng nàn.
Câu 1.
Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở bầu bằng hai câu “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời trực tiếp của người mẹ “Ngủ ngoan a-kay hỡi…”. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo ra âm điệu nhịp nhàng giống như của lời ru.
Câu 2.
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên trong nhiều hoàn cảnh:
- Vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến: Người mẹ gọi: “Em cu Tai” - đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc. Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng - giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” - “má em nóng hổi”. Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” - làm gối, “lưng” - đưa nôi còn “trái tim” - hát thành lời.
- Vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào. Sử dụng hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.
- Vừa địu con vừa tham gia chiến đấu: Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội. “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.
Câu 3.
- Hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” có ý nghĩa:
- Tình yêu của mẹ dành cho con thật giản dị, nhưng lại vĩnh cửu như sự tồn tại của mặt trời.
Câu 4.
- Qua các khúc ru, có thể cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con: Bao la, rộng lớn và vĩ đại.
- Mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru:
Câu 5.
Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
Gợi ý:
Yếu tố miêu tả trong bài thơ góp phần thể hiện một cách chân thực, chi tiết cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ. Họ là những con người say mê lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến.
Câu 1. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở bầu bằng hai câu “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời trực tiếp của người mẹ “Ngủ ngoan a-kay hỡi…”.Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ.
- Cách lặp đi lặp lại như vậy tạo ra âm điệu nhịp nhàng như của lời ru.
- Tuy nhiên, ở mỗi khúc hát tình cảm lại có sự phát triển hơn (mở rộng hơn): từ thương các chiến sĩ bộ đội - thương dân làng - thương đất nước.
Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ.
* Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
Cách gọi: “Em cu Tai” - đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc.
Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng - giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” - “má em nóng hổi”.
Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” - làm gối, “lưng” - đưa nôi còn “trái tim” - hát thành lời.
* Hình ảnh mẹ vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất.
- Điệp cấu trúc: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào.
- Hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động.
- Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.
* Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.
- Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội.
- “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.
Câu 3. Em hiểu thế nào về hai câu thơ "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"? Phân tích tình cảm của mẹ với con trong câu thơ thứ hai?
- Hình ảnh “mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật.
- Còn “mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa con chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho con cũng vĩnh cửu giống như ánh mặt trời của tự nhiên.
Câu 4. Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru.
- Qua khúc ru, tình cảm của mẹ đối với con vô cùng tha thiết, bao la.
- Lời ru trực tiếp của người mẹ gắn với từng công việc mà mẹ đang làm, cũng như thể hiện được sự phát triển tình cảm của mẹ:
Câu 5. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu như thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các khúc ru?
- Tình yêu thương con của mẹ gắn với tình yêu bộ đội, yêu làng xóm và yêu đất nước.
- Tình cảm riêng đã hòa với tình cảm chung. Mẹ mong muốn con trở thành một phần trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển xóm làng, đất nước.
Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
Gợi ý:
- Nhờ có yếu tố miêu tả mà cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên trong thời chống Mĩ trở nên chân thực hơn.
Họ hăng say lao động sản xuất (mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi, lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ) hay tích cực tham gia chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước (mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng, anh trai cầm súng, chị gái cầm chông, mẹ địu em đi để giành trận cuối).